Lươn là một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng bởi vị ngon đặc trưng. Tuy nhiên, khi mang thai, các mẹ thường có nhiều thắc mắc xung quanh việc bà bầu ăn lươn được không. Các mẹ hãy cùng bTaskee tìm hiểu nhé!
Bà bầu có ăn lươn được không?
Thịt lươn là một nguồn protein tốt và có hàm lượng chất béo thấp. Chính vì thế mà những món ăn làm từ lươn là vô cùng phù hợp để bồi bổ cho các bà bầu nhất là khi cơ thể của họ đang trong tình trạng suy nhược khi mang thai. Ngoài ra, thịt lươn cũng giúp cung cấp cho thai nhi đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều thịt lươn, vì điều đó có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Mẹ bầu cần ăn uống điều độ để duy trì sức khỏe tốt nhất cho mình và con.
Giá trị dinh dưỡng của lươn với thai nhi và mẹ bầu (lợi ích)
Cung cấp năng lượng
Thịt lươn là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho các bà bầu. Trong 100 gram thịt lươn chứa khoảng 303 calo.
Vì vậy, khi ăn thịt lươn, các thai phụ sẽ được bổ sung thêm năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động hàng ngày và giảm bớt cảm giác mệt mỏi thường gặp ở giai đoạn mang thai. Thịt lươn thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho chế độ dinh dưỡng của các bà bầu.
Cải thiện cơ bắp
Thịt lươn chứa axit amin arginine, loại axit amino này kích thích sản sinh hormone tăng trưởng, giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn. Đồng thời, arginine còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tích mỡ thừa, giúp các mẹ bầu kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Arginine trong thịt lươn còn có tác dụng phòng ngừa ung thư vú nhờ khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Bổ sung protein
Protein có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào mới và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thịt lươn là một nguồn cung cấp protein rất tốt cho các bà bầu.
Cụ thể, 100g thịt lươn chứa đến 18,4g protein. Vì vậy, đủ lượng protein trong chế độ dinh dưỡng của thai phụ cũng góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển các mô, cơ quan cho thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai.
Nhiều vitamin
Thịt lươn còn là một nguồn cung cấp vitamin phong phú, đặc biệt là vitamin A và vitamin B12. Khi ăn thịt lươn, các bà bầu sẽ được bổ sung hàm lượng lớn hai loại vitamin này, giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa cho cơ thể và phòng chống bệnh thoái hóa võng mạc.
Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin từ thịt lươn còn giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân và các dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Giúp xương chắc khỏe
Thịt lươn cũng chứa một lượng đáng kể photpho. Photpho là một khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe. Do đó, việc cung cấp photpho từ thịt lươn sẽ giúp các bà bầu có được hệ xương chắc khỏe. Đồng thời, lượng photpho này cũng đảm bảo cho sự phát triển xương của thai nhi.
Các đối tượng mẹ bầu không nên ăn lươn?
Lươn là loại hải sản có khả năng gây ra phản ứng dị ứng, ăn lươn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đặc biệt là với mẹ bầu nào có tiền sử dị ứng hải sản.
Lươn cũng có thể chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn và kim loại nặng, đặc biệt là khi nuôi trồng trong môi trường ô nhiễm. Nếu các đối tượng mẹ bầu ăn phải lươn bị nhiễm độc, có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao và đau bụng.
Lươn còn có tính hàn rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu và làm nghiêm trọng thêm các lý về nhiệt độ cơ thể như sốt rét, viêm phổi,…
Chính vì vậy, nếu các mẹ thuộc tuýp người có cơ thể dễ dị ứng, cơ địa yếu, đề kháng kém hoặc dễ bị đầy bụng, khó tiêu thì nên nên hạn chế hoặc tránh ăn lươn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
>> Xem thêm: Thực Đơn Cho Bà Bầu Trong Từng Giai Đoạn Mang Thai
Gợi ý các món ăn từ thịt lươn ngon cho mẹ bầu dễ chế biến tại nhà
Lươn om chuối đậu
Lươn om chuối đậu là một món ăn ngon cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Chuối đậu trong món này chứa chất xơ, vitamin C và kali, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa táo bón.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lươn: 500gr
- Đậu hủ chiên: 200gr
- Thịt ba chỉ: 200gr
- Chuối chát: 5 trái
- Lá tía tô: 50gr
- Lá lốt: 50gr
Cách chế biến:
- Bước 1: Rửa sạch lươn và thịt ba chỉ với nước muối rồi cắt miếng vừa ăn. Bóc vỏ chuối chát và cắt lát dày 3cm.
- Bước 2: Ướp lươn và thịt ba chỉ với nước mắm, bột ngọt và hàng tiêu trong ít phút rồi cho lên bếp xào.
- Bước 3: Thêm nước rồi cho đậu hũ và chuối vào om cùng thịt ba chỉ và lươn.
- Bước 4: Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Bước 5: Om đến khi nước cạn bớt, hơi sánh lại thì cắt tia tô và lá lốt vào là hoàn thành.
Cháo lươn
Cháo lươn là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu vì dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cháo lươn cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan cho mẹ bầu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lươn: 500-800gr
- Gạo: 200gr
Cách chế biến:
- Bước 1: Rửa sạch lươn với nước muối rồi mang đi luộc.
- Bước 2: Lươn sau khi luộc thì lóc xương tách lấy thịt. Ướp lươn với muối, hạt nêm và bột ngọt ít phút rồi cho lên bếp xào xơ.
- Bước 3: Vo sạch gạo và mang đi nấu cháo với nước luộc lươn.
- Bước 4: Khi cháo đạt tới độ sánh mong muốn thì cho lươn đã xào vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn là có thể thưởng thức.
Lươn cuốn lá lốt
Lươn cuốn lá lốt mang lại khẩu phần ăn giàu chất xơ và các khoáng chất quan trọng, đồng thời có hương vị đặc biệt, tạo thêm sự thú vị cho bữa ăn của mẹ bầu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lươn: 500gr
- Lá lốt: 100gr
- Thịt lợn xay: 300g
- Gia vị tẩm ướp: Muối, tiêu, nước mắm, bột canh,…
Cách chế biến:
- Bước 1: Lươn mua về làm sạch nhớt, bỏ đầu, nội tạng và xương sống. Rửa sạch lươn với nước muối rồi cắt miếng vừa ăn.
- Bước 2: Ướp thịt lợn xay cùng hạt nêm,nước mắm và ớt băm rồi nặn thành miếng vừa ăn.
- Bước 3: Dùng 2 miếng lá lốt cuốn 1 miếng lươn và một miếng thịt đã nắn rồi dùng tăm cố định.
- Bước 3: Sau khi cuốn hết, chiên trên lửa trong vòng 30 phút rồi thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!
Lươn kho gừng
Lươn kho gừng là một món ăn giàu dưỡng chất và protein, cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn, một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lươn: 500gr
- Gừng: 100gr
Cách chế biến:
- Bước 1: Rửa sạch nhớt trên lươn với dấm và muối ăn rồi ướp với muối, tiêu, hạt nêm và đường.
- Bước 2: Cho gừng vào xào xơ cho thơm rồi thêm lươn vào xào chung để khử mùi tanh.
- Bước 3: Thêm nước, nước mắm và nước hàng vào nồi rồi đun trên bếp lửa nhỏ cho đến khi sệt lại thì nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Bước 4: Thêm tiêu và hành lá là có thể thưởng thức.
Lươn nướng sốt kiểu Nhật
Lươn nướng sốt kiểu Nhật, ngoài việc cung cấp protein và dưỡng chất cần thiết, còn mang đến hương vị đặc biệt và thú vị, giúp mẹ bầu thưởng thức món ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lươn: 500g
- Rượu Mirin: 70ml
- Rượu Sake: 50ml
Cách chế biến:
- Bước 1: Làm sạch lươn với muối rồi tách thịt bỏ xương, cắt miếng vừa ăn.
- Bước 2: Xoa bóp và chà xát thịt lươn 100ml rượu trắng và 100ml giấm để loại bỏ chất nhờn và mùi tanh.
- Bước 3: Đun sôi hỗn hợp 70ml rượu mirin, 50ml rượu sake, tiêu xay, đường và nước tương cho đến khi hơi sệt lại thì tắt bếp để làm sốt.
- Bước 4: Cho lươn lên khay, phết sốt lên lươn rồi cho vào lò nướng và nướng ở 180 độ C trong 5 phút.
- Bước 5: Lặp lại bước trên thêm 2 lần là có thể thưởng thức.
Những lưu ý khi ăn thịt lươn mẹ bầu cần biết
Mặc dù lươn tốt cho sức khỏe mẹ bầu, tuy nhiên khi chế biến để sử dụng mẹ bầu cũng cần nắm một số lưu ý dưới đây:
- Chế biến lươn thật kỹ, đảm bảo nấu chín để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Không nên mua lươn bị ươn hoặc đã được ướp lạnh quá lâu, dễ làm mất chất dinh dưỡng có trong lươn.
- Sơ chế lươn với muối, xào qua trước khi nấu giúp lươn bớt tanh.
- Không kết hợp lươn với các loại thực phẩm có tính hàn khác như dưa hấu, khổ qua…để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm gây đau bụng, tiêu chảy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của mẹ và bé
- Chỉ nên ăn lươn vừa phải, khoảng 2 bữa/tuần theo khuyến cáo của các bác sĩ.
Qua nội dung trên, bTaskee hy vọng các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn lươn có được không. Các mẹ bầu cần lưu ý và cẩn thận chế biến đúng cách, vệ sinh và nấu chín kỹ thì lươn sẽ là lựa chọn vô cùng tốt cho chế độ dinh dưỡng của thai phụ.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Xây Dựng Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Hợp Lý Nhất
- Bà Bầu Thiếu Máu Nên Ăn Gì? 8 Thực Phẩm “Vàng” Nên Dùng
- Gợi Ý Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ