Đền Uluwatu nằm ở đâu?
Đền Uluwatu (hay Pura Luhur Uluwatu) nằm ở mũi phía nam của Bali, chính xác là ở làng Pecatu, quận Nam Kuta của Badung, Bali, Indonesia. Từ Sân bay Quốc tế Ngurah Rai trên đảo Bali đến đây mất khoảng 30 phút đi ô tô, với quãng đường khoảng 20km. Còn nếu đi từ khu vực trung tâm Denpasar trên đảo Bali thì mất khoảng 45 phút.
Vé vào cổng đền Uluwatu
- Vé cho khách nội địa: 15.000 IDR (23.000vnđ)
- Vé cho du khách nước ngoài: 30.000 IDR. (48.000vnđ)
Vé có thể được mua tại quầy vé nằm ngay trước cổng chính của ngôi đền và phải thanh toán bằng mặt theo đồng Rupiah Indonesia (IDR), nên nếu đi tự túc thì bạn cần chuẩn bị sẵn ít tiền mặt trước khi đến đây nhé.
Đền Uluwatu mở cửa khi nào?
Đền Uluwatu mở cửa đón khách hàng ngày từ 9g sáng đến 7g tối, mặc dù vì mục đích thờ cúng, đền mở cửa 24 giờ hàng ngày. Nói chung, bạn ghé thăm ngôi đền độc đáo này lúc nào cũng được, chỉ có điều vào mua mưa thì buổi tối thường hay có mưa thôi, nếu vẫn định đi vào buổi tối thì nên đem theo ô nhé. Còn nếu thích ngắm hoàng hôn trong trẻo, ấm áp nhất thì có thể đi du lịch Bali từ tháng 3 đến tháng 9.
Đến đền Uluwatu như nào?
Không có phương tiện giao thông công cộng để đến đền Uluwatu Bali nên nếu bạn đi du lịch tự túc thì cách thuận tiện nhất để đến đó là đi taxi hoặc thuê xe với tài xế riêng. Ngoài ra bạn có thể đi theo hành trình Tour Bali từ Hà Nội có lịch trình đến ngôi đền này thì sẽ được lo hết về vấn đề đi lại, bạn chỉ việc ngồi xe đợi đến nơi mà thôi.
Lịch sử đền Uluwatu như nào?
Theo những ghi chép còn tìm được thì có đề cập rằng đền thờ Uluwatu được khởi xướng xây dựng bởi Mpu Kunturan, một nhà sư Majapahit. Đây cũng là người đã tham gia vào việc thành lập một số ngôi đền quan trọng khác ở Bali như Pura Sakenan ở Denpasar, khoảng 1.000 năm trước.
Theo Khảo sát khảo cổ học của Ấn Độ, những di vật được tìm thấy trên địa điểm này chứng minh rằng ngôi đền được xây dựng từ một cụm đá xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 10.
Một nhà truyền đạo từ miền đông Java, Dhang Hyang Dwijendra, sau đó đã chọn đền Uluwatu làm nơi thiền định cuối cùng trong cuộc hành trình tâm linh của mình.
Những người theo đạo Hindu Bali tin rằng ông đã đạt đến cảnh giới tâm linh cao nhất “moska” (giải thoát) hay còn gọi là về với thánh thần khi ông thiền định tại đây.
Tuy nhiên, truyền thuyết nói rằng Dhang Hyang Dwijendra (cũng thường được gọi bằng tên Danghyang Nirartha) là kiến trúc sư của đền Uluwatu và một số ngôi đền ở Bali khác như Lombok hay Sumbawa.
Đền Uluwatu có gì đặc biệt?
Đền Uluwatu, hay Pura Luhur Uluwatu, nổi tiếng với vị trí tuyệt vời, nằm trên đỉnh một vách đá dốc cao khoảng 70 mét so với mặt nước biển. Là một trong 6 ngôi đền ở Bali quan trọng được coi là “trụ cột tâm linh” của Bali, Uluwatu cũng có khung cảnh hoàng hôn lộng lẫy như của Đền Tanah Lot, một ngôi đền biển quan trọng khác bên bờ biển phía tây của đảo Bali.
Đền Uluwatu chắc chắn là một trong những địa điểm hàng đầu ở Bali mà bạn có thể trải nghiệm hoàng hôn tuyệt đẹp, với tầm nhìn thẳng ra những con sóng xô nhau trên biển Ấn Độ Dương và các buổi biểu diễn múa Kecak hàng ngày được tổ chức tại một sân khấu ngoài trời gần đó. Đền mang nét kiến trúc Bali với cổng được thiết kế theo truyền thống và các tác phẩm điêu khắc cổ đều làm tăng thêm sức hấp dẫn của đền Uluwatu.
Khung cảnh kỳ vĩ của đền Uluwatu
Điều khiến đền Uluwatu trở nên ngoạn mục không gì khác chính là khung cảnh cao vút của đền trên rìa một vách đá và nhìn ra Ấn Độ Dương. Ulu có nghĩa là “đỉnh” hoặc “mũi” và watu là “viên đá” hoặc “tảng đá” trong tiếng Bali. Có 2 lối vào đền Uluwatu, một lối từ phía nam và lối kia từ phía bắc.
Bao quanh ngôi đền là một khu rừng nhỏ nơi hàng trăm con khỉ trú ngụ. Chúng được cho là những người bảo vệ trung thành của ngôi đền. Con đường ngoằn ngoèo để vào đền được làm chắc chắn với những trụ bê tông ốp vào đá. Thường thì sẽ mất khoảng một giờ để đi từ đầu này sang đầu khác vì có một số vị trí có rào chắn dọc đường mà bạn chắc chắn sẽ phải ngừng đi. Quang cảnh sóng vỗ dập dềnh đập vào những tảng đá và chân trời đại dương thật sự kỳ vĩ mà ai đi tour Bali có lẽ đều sẽ phải trầm trồ.
Người Hindu Bali tin rằng các sức mạnh của Tam giáo: Brahma, Vishnu và Siva hợp nhất ở đây. Niềm tin đó dẫn đến việc đền Uluwatu trở thành nơi thờ thần Siva Rudra, vị thần Hindu của người Bali về tất cả các yếu tố và khía cạnh của cuộc sống trong vũ trụ.
Sau điện thờ chính ở một trong những sân của đền Uluwatu là một bức tượng Brahmin hướng ra đại dương, được coi là đại diện cho Dhang Hyang Dwijendra. 2 lối vào khu vực đền là cổng được chạm khắc hoa văn hoa lá đẹp mắt.
Ngay dưới vách đá là bãi biển Uluwatu, một trong những điểm lướt sóng quốc tế nổi tiếng nhất của Bali.
Điệu nhảy Kecak dưới ánh hoàng hôn
Một điều không thể bỏ qua khi đi Du lịch Bali tham quan đền Uluwatu chính là điệu nhảy truyền thống của người Bali gọi là điệu nhảy Kecak được biểu diễn sau khi mặt trời lặn.
Những buổi biểu diễn này rõ ràng chỉ có lợi ích về mặt du lịch chứ không có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với ngôi đền nhiều nhưng chính nó lại là một cách thú vị truyền tải sơ qua về nghệ thuật biểu diễn Bali. Ngoài ra, việc biểu diễn dưới ánh hoàng hôn này cũng là khung cảnh tuyệt đẹp.
Chương trình múa Kecak được tổ chức tại sân khấu mở của đền Uluwatu. Chương trình bắt đầu lúc 6 giờ chiều và kết thúc ngay sau hoàng hôn.
Một đoàn khoảng 75 vũ công nam bước lên sân khấu với cánh tay dang rộng và bắt tay trong không khí trong khi hát bài ‘chak!’ hợp xướng lặp đi lặp lại.
Đoạn mở đầu mở ra năm tích truyện lấy từ sử thi Ramayana, khi các vũ công trong trang phục cầu kỳ tái hiện một cách nghệ thuật câu chuyện với nhịp độ chậm hơn hoặc nhanh hơn tùy kịch bản mà đoàn kịch bổ sung để khiến câu chuyện lãng mạn hoặc hồi hộp.
Những điệu nhảy càng thú vị hơn bởi việc nhảy múa xung quanh những ngọn đuốc sáng rực giữa bầu trời đêm, cùng tiếng hát vang vọng.
Vé vào cửa xem nhảy Kecak là 100.000 IDR (160.000vnđ) mỗi người. Có thể được mua trước, và bạn nên đến sớm vì sân khấu không có quá nhiều chỗ ngồi đâu. Nếu định xem nhảy Kecak thì bạn nên đến sân khấu sớm trước 5 giờ chiều để có được chỗ ngồi tốt nhất.
Chú ý gì khi tham quan đền Uluwatu?
- Có khá nhiều biển báo ở đây cảnh báo du khách phải đề phòng với lũ khỉ. Chúng thường chộp lấy những món đồ như kính râm và máy ảnh. Nếu bị chúng “chôm chỉa” thì bạn cần bình tĩnh tiếp cận, nhớ cầm theo ít đồ ăn như đậu phộng hoặc chuối thì sẽ tăng cơ hội lấy lại tài sản bị đánh cắp hơn.
- Du khách đến đền Uluwatu ở Bali phải quấn khăn xà rông, có khăn hoặc dây buộc quanh thắt lưng (có thể thuê ở cổng vào đền thờ).
- Đừng chụp ảnh ngay trước mặt những người đang làm lễ trong đền.
- Đừng bước qua hoặc giẫm lên đồ cúng. Có một số lễ vật nhỏ gọi là canang sari thường được để dưới đất. Nó có lá cọ được đan thành một chiếc hộp nhỏ và có những cánh hoa thảo mộc, tiền hay đồ ăn nhẹ bên trong. Những lễ vật này nhằm xoa dịu các linh hồn. Vậy nên hãy cẩn thận bước chân nhé.
- Thời gian tốt nhất để ghé thăm là ngay trước khi mặt trời lặn. Nhảy Kecak được biểu diễn hàng ngày tại sân khấu trên đỉnh vách đá cạnh đó từ 6 giờ tối và thường kéo dài một giờ. Điều khiến nơi đây trở thành địa điểm yêu thích nhất để xem vũ điệu Kecak chính là bối cảnh nhảy múa trong ánh hoàng hôn
- Không có phương tiện giao thông công cộng để đến đền Uluwatu và việc quay trở lại thị trấn sẽ khá khó khăn nếu không có bất kỳ chuyến xe hoặc taxi nào được sắp xếp trước. Vậy nên nếu đi tự túc bạn nên xin số taxi hoặc thuê xe 2 chiều trước để khi về thì có xe mà về nhé.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về đền Uluwatu ở Bali cũng như những điều bạn cần chú ý khi đi du lịch Bali tới một lãnh địa linh thiêng như ngôi đền này. Nếu còn có thắc mắc về lịch trình các Tour du lịch Bali, giá tour hay dịch vụ tour như nào thì hãy liên hệ với Kỳ Nghỉ Đông Dương chúng mình qua số hotline, zalo và facebook để biết thêm chi tiết nhé!
Ngọc Thúy