Con người chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên thành công của một công ty/doanh nghiệp. Nắm bắt được tiềm năng quan trọng này, ngành Quản trị Nhân lực ngày càng được rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu và theo học. Nếu bạn cũng đang có định hướng theo ngành Quản trị Nhân lực thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành này nhé!
1. Ngành Quản trị Nhân lực là gì?
1.1 Quản trị Nhân lực là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về Quản trị Nhân lực - Human Resource Management (HRM) nhưng về cơ bản thì đây là một công việc liên quan tới con người trong một tổ chức, do đó nghề này được nhiều người ví von giống như nghề “làm dâu trăm họ”.
Trách nhiệm của một nhà quản lý nguồn nhân lực thuộc ba lĩnh vực chính: bố trí nhân viên, lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên, và xác định / thiết kế công việc. Về cơ bản, mục đích của HRM là tối đa hóa năng suất của tổ chức bằng cách tối ưu hóa hiệu quả của nhân viên.
1.2 Ngành Quản trị Nhân lực là gì?
Ngành Quản trị Nhân lực là ngành chuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết để người học có thể đảm nhận vai trò của một nhà quản lý nguồn nhân lực.
2. Học ngành Quản trị Nhân lực sau khi ra trường thì làm gì?
Cơ hội việc làm của ngành Quản trị Nhân lực rất đa dạng và gần như có thể làm việc tại bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào. Bởi vì đây là ngành làm việc với con người, mà không có tổ chức/doanh nghiệp nào có thể vận hành được mà không có con người.
Sau khi ra trường, bạn có thể làm ở nhiều vị trí hấp dẫn như:
- Nhân viên hành chính nhân sự, nhân viên pháp lý nhân sự, nhân viên quản lý đào tạo nhân sự.
- Chuyên viên phụ trách nhân sự các mảng tuyển dụng, đào tạo, chính sách đãi ngộ, tiền lương, hoạch định nhân sự, truyền thông, quản lý nội dung.
- Bạn cũng sẽ có cơ hội thăng chức lên các vị trí Phó/Trưởng phòng/Giám đốc nhân sự.
- Nếu có năng lực, bạn cũng có thể ở lại trường và làm giảng viên nội bộ hoặc làm ở bộ phận nhân sự của trường.
3. Mức lương ngành Quản trị Nhân lực
Không chỉ riêng ngành Quản trị Nhân lực, bất kỳ ngành nào thì mức lương cũng sẽ phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.
- Đối với sinh viên mới tốt nghiệp thì mức lương khởi điểm khoảng từ 6 - 8 triệu/tháng.
- Các vị trí Trưởng/Phó phòng có thể có thu nhập lên đến 1000 USD/tháng.
- Các vị trí Giám đốc có thể có mức lương lên đến 3000 USD/tháng. Thậm chí làm việc ở những tập đoàn lớn của nước ngoài có thể trả tới 4000 USD/tháng cho vị trí này.
4. Những tố chất cần có để theo học ngành Quản trị Nhân lực
Mặc dù ngành Quản trị Nhân lực là một ngành rất hot với cơ hội việc làm rộng mở, nhưng không phải ai cũng phù hợp để theo ngành này. Dưới đây là một số tố chất cần có để theo học ngành này, bạn có thể tham khảo để biết bản thân có phù hợp không nhé!
- Người có tính cách hướng ngoại sẽ phù hợp để theo ngành Quản trị Nhân lực hơn so với người hướng nội. Bởi vì khi làm việc trong ngành này, bạn sẽ phải thường xuyên làm việc trực tiếp với rất nhiều nhân sự của tổ chức. Nếu bạn là người ngại tiếp xúc và giao tiếp với mọi người thì sẽ là một trở ngại rất lớn.
- Người làm nhân sự đặc biệt cần có khả năng lắng nghe, kiên nhẫn và xử lý tình huống tốt. Bởi vì bạn sẽ là người quản lý và xây dựng các chính sách đãi ngộ, lương thưởng, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp. Nếu không có các tố chất này, bạn rất dễ khiến người lao động bất mãn và ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng cần có khả năng thấu hiểu, biết đặt mình vào vị trí của người lao động trong tổ chức để giải quyết tốt hơn các vấn đề của họ, giúp họ làm việc hiệu quả để tăng năng suất của doanh nghiệp.
- Có tầm nhìn chiến lược: Đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn phát triển trong ngành Quản trị Nhân lực, đặc biệt nếu bạn muốn làm ở những vị trí cao như Trường phòng/Giám đốc. Những vị trí này đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn xa, bao quát toàn bộ doanh nghiệp để có thể đưa ra những chiến lược phát triển, làm sao để tối ưu hóa hiệu quả làm việc của nhân viên và tối đa năng suất của doanh nghiệp.
5. Các trường đào tạo ngành Quản trị Nhân lực tại Việt Nam
Hiện nay, đã có rất nhiều trường ở Việt Nam có chương trình đào tạo cho ngành Quản trị nhân lực. Ví dụ một số trường như:
STT Các trường miền Bắc 1 Đại học Kinh tế Quốc dân 2 Đại học Thương mại 3 Đại học Công Đoàn 4 Đại học Công nghiệp Hà Nội 5 Đại học Lao động Xã hội Các trường miền Trung 1 Đại học Kinh tế - Đại học Huế 2 Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Các trường miền Nam 1 Đại học Hoa Sen 2 Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 3 Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí MinhThông qua bài viết “Review ngành Quản trị Nhân lực: Nghề “làm dâu trăm họ” có tốt không?”, hy vọng các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về ngành Quản trị Nhân lực và có thể đưa ra lựa chọn để gửi gắm tương lai của mình nhé!