Nhịp tim bình thường của trẻ là bao nhiêu? Đây là một câu hỏi mà nhiều bố mẹ quan tâm, bởi nó phản ánh tình trạng sức khỏe của bé. Biết được phạm vi nhịp tim của con giúp bố mẹ dễ dàng theo dõi các dấu hiệu bất thường hoặc các bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết này, ECO Pharma sẽ giải thích nhịp tim bình thường của trẻ, cách đo nhịp tim cho con,… cùng theo dõi để nắm rõ thông tin.
Nhịp tim ở trẻ em khác gì so với người lớn?
Nhịp tim là một chỉ số đánh giá sức khỏe tim mạch, nó có thể biến đổi theo nhiều yếu tố như tuổi tác, hoạt động, cảm xúc,… Nhịp tim bình thường của trẻ và người lớn khác nhau ở những điểm sau:
- Nhịp tim ở trẻ em cao hơn người lớn, vì tim của trẻ em nhỏ hơn nên chứa được lượng máu ít hơn, vì vậy tim cần phải đập nhanh để cung cấp đủ máu cho cơ thể. Ngoài ra, trẻ em cũng cần nhiều oxy hơn để phát triển, do đó tim phải làm việc nhiều hơn. Nhịp tim ở trẻ em có thể lên đến 140 nhịp/phút khi mới sinh và giảm dần khi trẻ lớn lên. Trong khi đó, nhịp tim bình thường ở người lớn chỉ khoảng 60 - 100 nhịp/phút.
- Nhịp tim ở trẻ em tăng nhiều hơn khi vận động so với người lớn. Vì trẻ em có tim nhỏ hơn và lượng máu thấp hơn nên chúng cần bơm nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ bắp. Nhịp tim bình thường ở trẻ em có thể đạt tới 200 nhịp/phút khi hoạt động mạnh, trong khi nhịp tim của người lớn thường không vượt quá 180 nhịp/phút.
- Nhịp tim ở trẻ em bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nhiều hơn người lớn. Trẻ em có xu hướng nhịp tim dao động nhiều hơn do căng thẳng, lo lắng, phấn khích hoặc sợ hãi. Những cảm xúc này có thể khiến tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường. Người lớn kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn và có thể điều chỉnh nhịp tim ổn định.
Nhịp tim bình thường của trẻ em là bao nhiêu?
Nhịp tim khi nghỉ ngơi là tần số tim đập mỗi phút khi cơ thể không bị ảnh hưởng bởi vận động, lo lắng, hào hứng. Ở người trưởng thành, nhịp tim nghỉ ngơi bình thường là từ 60 - 100 nhịp/phút. Tim đập chậm hơn khi nghỉ ngơi có nghĩa là tim hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh hơn. Tim đập nhanh hơn khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe như bệnh tim, cường giáp hoặc béo phì.
Nhịp tim bình thường của trẻ em khi nghỉ ngơi thay đổi theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhịp tim nghỉ ngơi cao hơn người lớn, vì tim của chúng nhỏ hơn và cần đập nhanh hơn để bơm máu nuôi cơ thể. Khi trẻ lớn lên, trái tim của chúng to hơn, đập mạnh hơn và nhịp tim nghỉ ngơi của chúng sẽ dần ổn định ở mức 60 - 100 nhịp/phút.
Phạm vi nhịp tim lúc nghỉ ngơi được đo bằng đơn vị nhịp/phút, mức nhịp tim mà 95% người trong cùng nhóm tuổi đó có thể đạt được.
Tuổi Nhịp tim bình thường của trẻ em (nhịp/phút) Phạm vi bình thường (nhịp/phút) 0 - 3 tháng 143 107 - 181 3 - 6 tháng 140 104 - 175 6 - 9 tháng 134 98 - 168 9 - 12 tháng 128 93 - 161 12 - 18 tháng 116 88 - 156 18 - 24 tháng 116 82 - 149 2 - 3 tuổi 110 76 - 142 3 - 4 tuổi 104 70 - 136 4 - 6 tuổi 98 65 - 131 6 - 8 tuổi 91 59 - 123 8 - 12 tuổi 84 52 - 115 12 - 15 tuổi 78 47 - 108 15 - 18 tuổi 73 43 - 104Một số rối loạn nhịp tim thường gặp ở trẻ
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn. Một số chứng loạn nhịp tim vô hại và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, trong khi một số khác lại nghiêm trọng và có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.
Các rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh, do khuyết tật tim bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền. Ngoài ra, trẻ có thể mắc phải rối loạn nhịp tim do tổn thương tim, nhiễm trùng, viêm, dùng thuốc,….
Có nhiều loại rối loạn nhịp tim ở trẻ em nhưng phổ biến nhất là [1]:
1. Nhịp tim nhanh
Đây là tình trạng tim đập nhanh hơn bình thường, nhanh hơn nhịp tim bình thường theo độ tuổi ở trẻ. Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh có thể do tập thể dục, căng thẳng, sốt, mất nước hoặc một số bệnh lý như thiếu máu, nhiễm trùng, bệnh tim. Nhịp tim nhanh có thể khiến trẻ cảm thấy chóng mặt, choáng váng, khó thở, đau ngực hoặc đánh trống ngực (cảm giác tim đập thình thịch hoặc đập nhanh).
Một số loại nhịp tim nhanh có thể ảnh hưởng đến trẻ em là:
- Nhịp xoang nhanh: Xảy ra khi nút xoang gửi tín hiệu nhanh hơn bình thường, khiến tim đập nhanh. Phản ứng này diễn ra khi tập thể dục, căng thẳng, sốt hoặc các yếu tố khác làm tăng nhu cầu oxy và máu của cơ thể. Nhịp xoang nhanh thường không nguy hiểm, trừ khi nó quá nhanh hoặc kéo dài quá lâu làm suy tim và hạ huyết áp.
- Nhịp nhanh trên thất: Xảy ra khi tim đập nhanh hơn bình thường do các tín hiệu điện bất thường từ tâm nhĩ (buồng phía trên của tim). Nhịp nhanh trên thất có thể gặp trong một số tình trạng bệnh lý như dị tật tim bẩm sinh, hội chứng Wolff-Parkinson-White hoặc các vòng vào lại bất thường trong tim, và có thể khởi phát do tập thể dục, căng thẳng hoặc tự phát. Trẻ bị chứng nhịp nhanh trên thất sẽ có các triệu chứng tương tự như nhịp xoang nhanh, nhưng có thể gây ngất xỉu, co giật hoặc ngừng tim.
- Nhịp nhanh thất: Đây là loại nhịp tim nhanh nghiêm trọng nhất có thể xảy ra ở trẻ em. Nó xảy ra do các tín hiệu điện bất thường từ tâm thất, nguyên nhân có thể do tổn thương cơ tim, dị tật tim bẩm sinh hoặc một số loại thuốc. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng tương tự như chứng nhịp nhanh trên thất, nhưng nguy cơ mất ý thức, ngừng tim hoặc đột tử khá cao.
2. Nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm là tình trạng tim đập chậm hơn bình thường, chậm hơn nhịp tim bình thường theo độ tuổi ở trẻ. Có một số trường hợp gây nhịp tim chậm như:
- Ngủ, thư giãn, thiền định, hạ thân nhiệt, suy giáp hoặc sử dụng các loại thuốc như thuốc chẹn beta, digoxin.
- Gặp vấn đề với nút xoang hoặc hệ thống điện của tim như hội chứng suy nút xoang, block tim, dị tật tim bẩm sinh.
Nhịp tim chậm có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, khó thở.
Một số loại nhịp tim chậm có thể ảnh hưởng đến trẻ em là [2]:
- Nhịp chậm xoang: là tình trạng nút xoang phát tín hiệu thấp hơn bình thường. Các triệu chứng mệt mỏi, khó thở thường xuất hiện rõ rệt khi nhịp tim thấp. Trường hợp nhịp nhịp quá chậm, trẻ có thể bị choáng hoặc ngất xỉu.
- Block tim: Đây là tình trạng các tín hiệu điện của tim bị trì hoãn hoặc bị tắc khi chúng truyền qua hệ thống điện của tim. Nếu không có xung điện từ nút xoang, tâm thất vẫn có thể co bóp và bơm máu nhưng với tốc độ chậm hơn bình thường. Block tim gây ra các triệu chứng tương tự như nhịp xoang chậm, nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu nhịp tim không đều, đau ngực, choáng, ngất hoặc ngừng tim.
- Rung nhĩ: Trường hợp này hiếm gặp ở trẻ em, xảy ra khi tim đập nhanh hoặc chậm và không đều do các tín hiệu điện hỗn loạn từ tâm nhĩ. Rung nhĩ có thể gây ra các triệu chứng tương tự như nhịp tim chậm hoặc nhịp tim nhanh (tùy thuộc vào tần số tim của người bệnh rung nhĩ), nhưng dễ dẫn đến cục máu đông, đột quỵ, suy tim…
3. Ngoại tâm thu
Khác với nhịp tim bình thường của trẻ, ngoại tâm thu là tình trạng rối loạn nhịp tim phổ biến ở trẻ em, xảy ra khi tim co bóp sớm hoặc nhiều hơn mức bình thường, nhịp ngoại tâm thu có thể khởi phát ở tâm nhĩ hoặc tâm thất.
Ngoại tâm thu nhĩ khởi phát ở tâm nhĩ, thường không gây ra triệu chứng, nhưng một số trẻ có thể cảm thấy tim đập nhanh hoặc mạnh. Ngoại tâm thu thất khởi phát ở tâm thất, gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, đập mạnh, chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.
4. Hội chứng suy nút xoang
Nút xoang là một nhóm tế bào nằm ở tâm nhĩ phải của tim, có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu điện để điều khiển nhịp tim. Khi nút xoang không hoạt động bình thường, nhịp tim có thể chậm lại, tạm dừng hoặc thậm chí tăng tốc.
Hội chứng suy nút xoang (hay còn gọi hội chứng nút xoang bệnh) gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu. Một số trẻ không có triệu chứng. Nó thường xảy ra ở các trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là những trẻ đã từng phẫu thuật tim hở có sẹo ở tâm nhĩ phải.
5. Hội chứng Wolff-Parkinson-White
Hội chứng Wolff-Parkinson-White xảy ra khi có một đường dẫn điện phụ giữa các buồng trên (tâm nhĩ) và các buồng dưới (tâm thất) của tim. Đường dẫn điện bất thường này khiến các tín hiệu điện đến tâm thất sớm hơn bình thường, và có thể gây khởi phát những cơn nhịp nhanh.
Hầu hết trẻ em mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số trẻ có thể cảm thấy tim đập nhanh, đập mạnh, choáng váng, ngất xỉu. Nguyên nhân của hội chứng này không rõ ràng, có thể do di truyền hoặc do một số yếu tố môi trường như virus.
6. Hội chứng QT kéo dài
Hội chứng QT kéo dài là một rối loạn nhịp tim trong đó các buồng dưới của tim (tâm thất) mất quá nhiều thời gian để thư giãn sau một nhát co bóp. Tình trạng này được gọi là “QT kéo dài” vì khoảng thời gian của đoạn QT đo được trên điện tâm đồ (ECG) quá dài. Hội chứng này có thể gây khởi phát những rối loạn nhịp nguy hiểm.
Hội chứng QT kéo dài có thể do di truyền hoặc mắc phải bởi một số yếu tố như tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng, chấn thương tim. Khi hội chứng này khởi phát những rối loạn nhịp nguy hiểm, trẻ sẽ có biểu hiện ngất xỉu, co giật, nhịp tim không đều hoặc thậm chí đột tử.
Nguyên nhân khiến nhịp tim của trẻ bất thường
Nhịp tim bình thường của trẻ thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau, có thể diễn ra tạm thời hoặc lâu dài. Một số nguyên nhân khiến nhịp tim của trẻ bất thường là:
- Hoạt động: Khi trẻ em vận động, chơi đùa, thể dục, thể thao… nhịp tim sẽ tăng lên để cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho cơ thể. Ngược lại, nhịp tim sẽ giảm dần khi trẻ nghỉ ngơi hoặc ngủ.
- Cảm xúc: Khi trẻ em có những cảm xúc mạnh như vui, buồn, sợ, giận, lo lắng… nhịp tim cũng sẽ tăng lên do ảnh hưởng của hệ thần kinh tự động và các hormone. Nhịp tim bình thường của trẻ ổn định khi trẻ bình tĩnh hoặc thư giãn.
- Nhiệt độ: Khi trẻ em ở trong môi trường nóng hoặc lạnh, nhịp tim bình thường của trẻ em cũng sẽ thay đổi để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Trong môi trường nóng, nhịp tim của trẻ sẽ tăng lên để giải phóng nhiệt qua mồ hôi. Trong môi trường lạnh, nhịp tim của trẻ sẽ giảm xuống để giữ nhiệt cho cơ thể.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường của trẻ như thuốc chống dị ứng, kháng sinh, giảm đau, tim mạch… Chúng làm tăng hoặc giảm nhịp tim của trẻ, tùy thuộc vào liều lượng và cơ địa.
- Bệnh tật: Các vấn đề về nhiễm trùng, thiếu máu, dị ứng, nhiệt sốt, rối loạn nội tiết hoặc bệnh lý di truyền cũng gây ra nhịp tim bất thường ở trẻ em. Những bệnh này làm thay đổi cấu trúc hoặc chức năng của tim, gây ra các rối loạn nhịp tim như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, nhịp tim không đều…
Cách đo nhịp tim cho trẻ em
Để đo nhịp tim bình thường của trẻ, cách đơn giản là sử dụng các thiết bị như máy đo huyết áp, đo nhịp tim, đồng hồ thông minh… hoặc dùng tay để cảm nhận nhịp tim hoặc mạch của trẻ.
Để đo nhịp tim cho trẻ em bằng tay, bố mẹ có thể làm theo các bước sau:
- Chọn một vị trí mà bạn có thể cảm nhận được nhịp đập của tim hoặc mạch của trẻ như ở mặt trong cổ tay, ở cổ hoặc ở bên trái ngực, dưới núm vú của bé.
- Dùng hai ngón tay trỏ và giữa ấn nhẹ vào vị trí mạch cho đến khi bạn thấy mạch máu chảy dưới ngón tay. Không dùng ngón tay cái vì nó có nhịp tim của chính bạn, có thể làm bạn nhầm lẫn.
- Trong 15 giây, đếm số nhịp bạn thấy, nhân số này với 4 để biết số nhịp mỗi phút. Ví dụ: nếu bạn đếm 20 nhịp trong 15 giây thì nhịp tim của con bạn là 20 x 4 = 80 nhịp mỗi phút.
- Làm lại các bước trên một vài lần và lấy kết quả trung bình để có được số liệu chính xác. Bạn cũng có thể đo nhịp tim của con mình ở các thời điểm và điều kiện khác nhau như khi trẻ nghỉ ngơi, sau khi vận động hoặc khi trẻ bị bệnh để so sánh kết quả và xem nhịp tim bình thường của trẻ thay đổi ra sao.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bố mẹ nên cho trẻ đi khám nến có bất kỳ thắc mắc nào về nhịp tim của con, khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây:
- Nhịp tim bình thường của trẻ cao hoặc thấp hơn bình thường so với độ tuổi và không ổn định sau khi nghỉ ngơi.
- Nhịp tim bình thường của trẻ không đều, đứt quãng, đập mạnh và không ổn định sau.
- Trẻ bị đau ngực, thở khó, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, co giật hoặc đổ mồ hôi.
- Trẻ có tiền sử bệnh tim, phẫu thuật tim, nhiễm trùng tim hoặc dị tật tim.
- Trẻ thuộc gia đình có người bị đột tử do tim, ngừng tim hoặc rối loạn nhịp tim di truyền như hội chứng QT kéo dài, hội chứng Brugada hoặc nhịp nhanh thất do catecholaminergic.
Những dấu hiệu này cảnh báo vấn đề nghiêm trọng về tim ở trẻ cần được chăm sóc và điều trị ngay lập tức. Bố mẹ đừng bỏ qua vì nó có thể dẫn đến các biến chứng như đột quỵ, suy tim hoặc tử vong.
Lưu ý cho bố mẹ
Nếu nhận thấy nhịp tim bình thường của trẻ thay đổi, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý một số cách chăm sóc nhịp tim của trẻ sau đây:
- Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng, đủ dinh dưỡng tốt cho tim như trái cây và rau quả, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, bí ngô, hướng dương), các loại đậu (đậu đen, đậu lăng, đậu xanh), chất béo từ cá, gia vị (tỏi, gừng, quế). Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo, muối như soda, bánh ngọt, kẹo, trái cây đóng hộp, thức ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ,….
- Khuyến khích trẻ vận động, chơi đùa, thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe và độ tuổi như chạy xe đạp, đi bộ, múa, aerobic; tránh cho trẻ hoạt động quá sức.
- Giúp trẻ giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái; tránh stress, lo lắng, sợ hãi, giận dữ. Bố mẹ nên dành thời gian vui chơi, đọc sách, xem phim, đi dạo cùng trẻ.
- Tạo môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ, thoáng mát; tránh cho trẻ tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, khói bụi, ô nhiễm.
- Theo dõi sức khỏe và nhịp tim bình thường của trẻ em thường xuyên, đặc biệt là khi bé bị bệnh, sử dụng thuốc hoặc mắc các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim khác.
- Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ khi trẻ bị nhịp tim bất thường, dùng thuốc hoặc sau phẫu thuật tim.
Nhịp tim bình thường của trẻ là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch. Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi nhịp tim của trẻ để phát hiện sớm các bất thường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về nhịp tim bình thường của trẻ em, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.