Cập nhật lần cuối vào 05/11/2023
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành học xu hướng và đang thực sự phát triển nhờ hệ thống giao thông (đường bộ, đường thủy, đường hàng không), bến cảng,.. ở nước ta ngày càng mở rộng. Chính vì vậy mà nhân lực ngành này đang thiếu hụt một lượng lớn, tiềm năng và nhu cầu việc làm của ngành liên quan tới Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn ở mức cao.
Hãy cùng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) tìm hiểu về một số thông tin quan trọng của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vì sao lại “hot” như vậy nhé. Bên cạnh những ngành nghề được xếp hạng mức lương thuộc hàng Top như Công nghệ thông tin, Marketing thì Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được xem là Top 3 ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay.
Dự báo nhân lực ngành logistics của Việt Nam vừa thiếu vừa yếu
PGS.TS. Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam cho biết kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, được Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt, đã xác định 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có nhóm nhiệm vụ giải pháp “Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực”, với các nhiệm vụ cụ thể.
Có thể được kể đến là đẩy mạnh đào tạo logistics ở bậc đại học và đào tạo nghề, đa dạng hóa các hình thức đào tạo logistics, kết nối các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp logistics trong nước và quốc tế, và hình thành các trung tâm nghiên cứu mạnh về logistics.
Theo các kết quả dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics nước ta cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, cũng như có nhu cầu khoảng 200.000 nhân lực logistics chất lượng cao có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ.
Cũng theo kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu và tư vấn công nghiệp Việt Nam, có từ 60% - 80% các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng năng lực của đội ngũ nhân lực logistics, bao gồm cả nhân lực trực tiếp và cán bộ quản lý chỉ ở mức trung bình thấp.
“Kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực logistics Việt Nam cũng cho thấy sự chênh lệch rõ rệt so với nhu cầu của người sử dụng nhân lực từ cả các doanh nghiệp logistics và công ty sản xuất”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đánh giá.
Dự báo kỹ năng nghề logistics 2021 - 2023 của Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề logistics đã khảo sát và cho thấy, lực lượng nhân lực logistics nước ta chưa đáp ứng được hầu hết các nhu cầu như: Kỹ năng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, khả năng sử dụng các phần mềm logistcs, kiến thức và kỹ năng về quản trị thu mua, quản trị vận tải, quản trị kho hàng…
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm công việc gì?
Với tính chất và hoạt động của Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên tốt nghiệp ngành này ở các phòng ban như thu mua, kế hoạch, kho vận, dịch vụ khách hàng..; đảm trách và hoàn thành xuất sắc các công việc như:
- Lập kế hoạch, dự báo nhu cầu.
- Vận hành và quản lý dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng.
- Vận hành và quản lý thu mua.
- Vận hành và quản trị xuất nhập khẩu.
- Vận hành và quản lý chăm sóc và dịch vụ khách hàng.
- Vận hành và quản lý các hệ thống kho vận, vật tư, thu hồi.
- Vận hành và quản lý sản xuất và dịch vụ.
- Phân tích và đưa ra các giải pháp tối ưu hóa hoạt động logistics và chuỗi cung ứng.
- Thiết kế giải pháp tổng thể để cải thiện các hoạt động logistics.
- Tư vấn chiến lược logistics và chuỗi cung ứng.
Về sự nghiệp lâu dài, các bạn sẽ thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…
Mức lương ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng có cao như lời đồn?
Ở Việt Nam, những năm gần đây, tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam tăng trưởng khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam 2021, trong số hơn 4.000 doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam, có tới 95% là doanh nghiệp trong nước, nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực logistics chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của thị trường.
Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho dịch vụ logistics tại Việt Nam đang trở nên ngày càng “khan hiếm”. Theo dự báo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động mới và các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cũng cần trên cả triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.
Theo dữ liệu của Salaryexplorer, một nhân viên quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam thường kiếm được trung bình khoảng 30.000.000 đồng/tháng/người. Trong đó, mức lương thấp nhất là 14.700.000 VND và cao nhất là 46.800.000 VND.
Bên cạnh đó, mức độ kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhất để xác định mức lương. Đương nhiên, càng nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương càng cao. Cụ thể, Một quản lý chuỗi cung ứng có dưới 2 năm kinh nghiệm kiếm được khoảng 17.400.000 VNĐ/tháng.
Trong khi đó, người có kinh nghiệm từ 2-5 năm sẽ kiếm được 22.400.000 VND/tháng, cao hơn 29% so với người có kinh nghiệm dưới 2 năm. Trong tương lai, người có kinh nghiệm từ 5-10 năm sẽ có mức lương là 30.900.000 VNĐ/tháng, cao hơn 38% so với người có kinh nghiệm từ 2-5 năm.
Ngoài ra, những người có kinh nghiệm chuyên môn từ 10-15 năm sẽ nhận được mức lương tương đương 38.300.000 đồng/tháng, cao hơn 24% so với người có kinh nghiệm từ 5-10 năm. Nếu mức kinh nghiệm từ 15 - 20 năm thì mức lương dự kiến là 41.000.000 đồng/tháng, cao hơn 7% so với người có kinh nghiệm từ 10-15 năm.
Cuối cùng, những nhân viên có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề được nhận mức lương là 43.700.000 VND/tháng, cao hơn 7% so với những người có từ 15 đến 20 năm kinh nghiệm.
Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại HIU có gì khác biệt
Chương trình đào tạo chuẩn Quốc tế
Ngoài những môn học về nghiệp vụ quản lý vận tải và xuất nhập khẩu, chương trình còn được thiết kế với những môn học đặc thù về kỹ thuật thiết kế, tái thiết kế, và tối ưu hóa hệ thống logistics và chuỗi cung ứng. Từ đó giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu hơn về khía cạnh kỹ thuật của của một hệ thống logistics và chuỗi cung ứng, đáp ứng được nhu cầu về kỹ năng và kiến thức ngày càng khắt khe của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hướng tới mục tiêu giúp sinh viên có đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế, chương trình học được xây dựng theo chuẩn quốc tế. Bạn sẽ được cung cấp kiến thức về 3 mảng chính là Vận tải - Kho vận - Xuất nhập khẩu. Từ đó, kỹ sư ngành này có thể áp dụng kiến thức đã học vào hoạt động cung ứng như phân tích, thiết kế, vận hành, tái thiết kế để cải tiến các hệ thống hay quy trình logistics và chuỗi cung ứng.
Bạn sẽ được bổ sung thêm các kiến thức về các cơ sở pháp lý, hợp đồng thương mại và vận tải để có thể linh hoạt xử lý tình huống trong thực tế.
Chú trọng học thực hành
Trong quá trình học tập tại Đại học Hồng Bàng, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội thực hành, thực tập để nâng cao kỹ năng làm việc thực tế tại các cảng biển, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thậm chí ngay từ năm nhất, bạn đã có thể tham gia trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp của Tập đoàn Nguyễn Hoàng. Dựa trên cơ sở là chương trình học đề cao tính ứng dụng thực hành, nhà trường tự tin cam kết đảm bảo 100% cơ hội việc làm cho sinh viên ngay từ khi bạn vẫn còn ngồi học tại giảng đường.
Môi trường học tập đa văn hóa, đa quốc gia và cơ sở vật chất hiện đại
Môi trường học tập hiện đại với hệ thống cơ sở vật chất sang-xịn-mịn là ưu điểm của đa số các trường ngoài công lập và Đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng không là ngoại lệ. Kiến trúc của trường được thiết kế bởi D.P Architect Singapore Corporation - Top 10 công ty thiết kế trên thế giới.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của HIU (Mã ngành: 7510605) xét tuyển theo 5 phương thức với 4 tổ hợp môn gồm:
- A00: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh
Các phương thức xét tuyển vào HIU năm 2024:
Xét kết quả học bạ THPT
- Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ: HK1 (lớp 11) + HK2 (lớp 11) + HK1 (lớp 12) từ 18 điểm trở lên.- Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn (trong tổ hợp dùng để xét tuyển) của năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên.- Xét học bạ theo điểm trung bình cả năm lớp 12 từ 6.0 trở lên.
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo điểm chuẩn công bố của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Xét kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM
Dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 và đạt kết quả từ 600 điểm trở lên, sẽ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào HIU.
Xét kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test)
Xét tuyển thí sinh bằng điểm kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) từ 800 điểm trở lên.
Xét tuyển thẳng
Phương thức xét tuyển thẳng đối với tất cả các ngành dựa trên hình thức phỏng vấn và các điều kiện theo yêu cầu của từng ngành.
Thí sinh đăng ký xét tuyển có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại HIU hoặc đăng ký trực tuyến tại website trường theo đường link: https://xettuyen.hiu.vn/
Xem thêm thông tin chi tiết Khoa Công nghệ Kỹ thuật HIU
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, đừng ngại liên hệ đến Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng qua các kênh sau nhé:
Cơ sở 1: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ sở 2: 120 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 028.7308.3456
Hotline: 0964 239172
Website: https://hiu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/hiu.vn/
Email: tuyensinh@hiu.vn - admission@hiu.vn
Trung tâm tuyển sinh và truyền thông.