Bạn yêu thích Animation và muốn theo đuổi lĩnh vực này? Trong bài viết này, Master Media sẽ mang đến toàn bộ thông tin cần thiết dành cho bạn.
Định nghĩa về Animation là gì
Animation dịch sang tiếng Việt là Hoạt họa. Khái niệm này bắt nguồn từ động từ gốc “animate” mang nghĩa tạo ra chuyển động. Đúng như từ gốc, Animation bao gồm các phần việc tạo chuyển động cho các hình ảnh tĩnh trên màn hình. Thông qua hoạt động trong Animation, các hình ảnh sẽ trở nên sống động hơn trong từng cử chỉ, hành động. Hiểu đơn giản, Animation là thiết kế chuyển động cho hình ảnh.
Animation xuất hiện từ khi nào?
Ngành Hoạt họa bắt đầu hình thành và phát triển vào giai đoạn đầu thế kỷ 20. Dấu mốc rõ ràng nhất là Steamboat Willie, bộ phim đầu tiên của Walt Disney ra đời năm 1928. Bộ phim hoạt hình về chú chuột Mickey cùng các hiệu ứng chuyển động cơ bản thu hút sự chú ý. Qua đó khái niệm về loại hình “Animation” cũng được biết đến rộng rãi hơn. Nối tiếp thành công của bộ phim, nhà chuột đã cho ra mắt cuốn sách “The Illusions Of Life”. Cuốn sách tiết lộ nhiều nội dung về kỹ thuật làm phim Hoạt họa. Đây cũng là một trong những nền móng đầu tiên cho kỹ thuật làm phim Animation.
Có bao nhiêu loại Animation?
Nếu là fan hâm mộ chân chính của Animation, chắc hẳn bạn đã có sẵn đáp án cho câu hỏi trên. Tuy nhiên MMA vẫn sẽ cùng bạn điểm lại những thể loại phổ biến nhất trong Hoạt họa hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành Hoạt họa hiện nay. Biết đâu bạn có thể tìm ra được thể loại yêu thích nhất cũng như sở trường của mình.
Animation truyền thống
Animation (Hoạt họa) truyền thống là thể loại cơ bản nhất của Hoạt họa. Các nghệ sĩ sẽ tạo chuyển động cho hình ảnh dạng phẳng hay định dạng 2 chiều (2D). Thể loại này còn có tên 2D Animation. Hoạt họa truyền thống trước đây thường được vẽ bằng tay. Mỗi một cử động nhân vật sẽ được phác thảo bằng 1 bức vẽ tay. Bởi vậy mà kỹ thuật này từng rất bất cập về thời gian. Tuy nhiên hiện nay đã có một số ứng dụng tiên tiến hỗ trợ phần thao tác này. Nhờ vậy mà Hoạt họa truyền thống vẫn được sử dụng khá phổ biến vì tính linh hoạt và chi phí hợp lý.
3D Animation
Sự xuất hiện của 3D Animation đã mang đến làn gió mới cho ngành Hoạt họa trên toàn thế giới. Thể loại này cho phép tạo dựng và thiết kế chuyển động các hình ảnh theo không gian 3 chiều. Các hình ảnh được khắc họa theo nhiều góc độ hơn so với thể loại truyền thống. Bởi vậy các hình ảnh và chuyển động càng chân thực và sinh động hơn. Tuy nhiên thể loại này cũng khá tốn kém và cần nhiều thời gian thực hiện.
Stop-motion
Trái với suy nghĩ của nhiều người, Stop-motion lại thuộc danh sách các thể loại Animation lâu đời nhất. Tuy vậy thể loại này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bởi tính độc đáo của nó. Stop-motion được thực hiện trên kỹ thuật sắp xếp, xâu chuỗi các hình ảnh chụp của từng sự vật. Qua đó hiệu ứng chuyển động sẽ được tạo thành. Thể loại này khá thủ công và tốn nhiều công sức, tuy nhiên vẫn mang đến hiệu ứng thẩm mỹ tốt.
Rotoscope Animation
Rotoscope Animation là một chút cải tiến của thể loại truyền thống. Tuy nhiên thể loại này sẽ tạo hiệu ứng để người xem cảm giác như các nhân vật đang hoạt động trong môi trường thật.
Motion Graphic
Motion Graphic, hay đồ họa chuyển động là một phân nhánh đặc biệt của Animation. Đây là thể loại thiên hướng về đồ họa trong thiết kế nhiều hơn. Ví dụ nếu bạn muốn tạo một hiệu ứng chuyển động trong vài giây cho các khối hình cơ bản, bạn nên dùng Motion Graphic. Đó có thể là một logo có thể cử động. Những mũi tên di chuyển đến nội dung đích trong website… Mục đích của Motion Graphic là tạo các hiệu ứng ngắn. Nó sẽ không mang một nội dung hay câu chuyện phim giống như các thể loại Animation thường thấy.
Ứng dụng trong cuộc sống
Từ trước đến nay ta thường thấy Animation trong phim ảnh hay âm nhạc. Tuy nhiên sự phát triển của thời đại số đã mở rộng ứng dụng của lĩnh vực này hơn bao giờ hết. Giờ đây bạn có thể thấy Hoạt họa ở rất nhiều nơi, từ video quảng cáo cho đến logo, website nhiều thương hiệu. Điều này cũng tạo cơ hội để ngành Animation được phát triển rộng hơn. Đồng thời tăng thêm cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cho người yêu thích Hoạt họa.
Cụ thể, các ứng dụng mới của Animation bao gồm:
- Video quảng cáo về thương hiệu: Các video ngắn giới thiệu về dịch vụ, chiến dịch hoặc một thương hiệu nói chung;
- Trang chờ tải (Loading Page): Hiệu ứng chuyển động của website, được tạo ra khi người dùng đang chờ web hiện đủ thông tin. Các hiệu ứng này sẽ lấp thời gian chờ, khiến cho người dùng không cảm thấy mất kiên nhẫn khi website đang tải.
- Hiệu ứng chuyển đổi (Transitions): Hiệu ứng sử dụng cho một thao tác của người dùng trên website. Hiệu ứng này cũng tăng tính sinh động, khiến người dùng thích thú hơn và ở lại lâu với trang web.
- Logo chuyển động: Hiệu ứng tạo chuyển động cho các logo thương hiệu. Ví dụ nổi tiếng nhất là các logo chuyển động của Google vào các ngày đặc biệt.
- Video trên mạng xã hội: Rất nhiều nhà sáng tạo nội dung thời nay yêu thích Hoạt họa cho các video trên mạng xã hội. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho người làm Hoạt họa phát triển thêm.
- Game: Ngành công nghiệp Game đang rất phát triển và chú trọng đầu tư về hình ảnh hơn bao giờ hết. Nhiều tựa Game nổi tiếng và mới xuất hiện không ngại sử dụng Hoạt họa chất lượng cao để thu hút người chơi
Học Animation ở đâu?
Có một thực tế là rất khó để theo học đại học ngành Animation tại Việt Nam. Hiện nay địa chỉ đào tạo phổ biến nhất là chuyên ngành Thiết kế Mỹ Thuật Phim Hoạt Hình tại Đại học Sân Khấu Điện Ảnh. Thông thường các bạn muốn học đại học ngành này sẽ tìm cơ hội du học tại nước ngoài.
Tuy nhiên, tin vui là hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trung tâm và học viện uy tín cung cấp khóa học Animation ngắn hạn. Thực tế ngành Hoạt họa không quá coi trọng bằng cấp nên bạn hoàn toàn có thể cân nhắc các khóa này. Mỗi khóa học thường chỉ kéo dài 1-2 năm và sắp xếp theo thời gian rất linh hoạt.
Học Animation có thể làm việc ở đâu?
Có khá nhiều cơ hội việc làm cho người làm Animation hiện nay. Bạn có thể làm tại các xưởng phim, studio sản xuất Animation, studio làm game hoặc công ty truyền thông.
Một số công việc Hoạt họa phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Character Animator: Họa sĩ nhân vật
- Animation Film Maker: Nhà làm phim hoạt hình
- Motion Graphic Artist: Họa sĩ đồ họa chuyển động
- Modeling Artist: Họa sĩ dựng hình
- Digital Sculpting Artist: Họa sĩ điêu khắc kỹ thuật số
- Texture Artist: Họa sĩ kết cấu
- Lighting Artist: Họa sĩ tạo sáng
- Game Artist: Họa sĩ làm Game
- Paint Artist: Họa sĩ tạo màu
- Design Visualization Artist (Họa sĩ thiết kế trực quan)
Master Media hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kiến thức mới mẻ cho bạn. Đặc biệt trong ngành Thiết kế đồ họa, Thiết kế đồ họa Game & hoạt hình 3D! Cùng theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị bạn nhé!
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC2btjhNa9a3LCIlMra29t9g/videos
Tiktok: https://www.tiktok.com/@mastermedia.vn
Facebook: Master Media Academy