Hiện nay, các chất phóng xạ đã được sử dụng, hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh, điều trị một số căn bệnh phức tạp. Vậy độ phóng xạ là gì và cách đổi đơn vị chuẩn, chính xác ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kĩ hơn nhé.
Độ phóng xạ (Becquerel) là gì? Công thức tính độ phóng xạ
I. Độ phóng xạ là gì?
1. Khái niệm
Phóng xạ là hiện tượng miêu tả ở bên trong chất phóng xạ có một số hạt nhân có liên kết không bền, chúng tự động biến đổi và tạo ra các tia phóng xạ. Đơn vị của độ phóng xạ là becquerel (Bq).
Hiện tượng phóng xạ được phát hiện bởi nhà vật lý Henri Becquerel vào năm 1896 khi đang tiến hành thí nghiệm với vật liệu phát quang. Trải qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, thuật ngữ "phóng xạ" đã được ra đời và mở ra cánh cửa mới trong việc ứng dụng chất phóng xạ trong việc trị bệnh ung thư.
Một số ứng dụng của phóng xạ là:
- Dùng trong xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, chụp X -quang một số vùng trên cơ thể hoặc chụp X - quang máy tính,...
- Dùng trong phác đồ chữa trị ung thư: chiếu một số tia như tia X, tia gamma, tia neutron, tia proton,..
- Đo độ dày của vật liệu, hàm lượng nước hoặc nâng cao chất lượng của vật liệu như khả năng bị mài mòn, tính chịu nhiệt,...
- Sát trùng dụng cụ y tế không chỉ đối với các thiết bị thông thường mà còn áp dụng với các thiết bị có cấu tạo khác lạ...
Độ phóng xạ là gì?
2. Công thức
- H: độ phóng xạ của chất phóng xạ tại thời điểm t.
- λ: hằng số phóng xạ (s-1).
- N: lượng hạt nhân của chất phóng xạ tại thời điểm t.
- H0: độ phóng xạ ban đầu của chất phóng xạ, tại thời điểm t0.
- T: chu kì bán rã của hạt nhân (đơn vị ngày, giờ, giây ,...)
Công thức tính độ phóng xạ
II. Đơn vị Becquerel (Bq) là gì?
Đơn vị Becquerel (đọc là "béc-cơ-ren"), kí hiệu là Bq, là đơn vị đại diện cho độ phóng xạ trong Hệ đo lường quốc tế SI. Đơn vị này được lấy theo tên của nhà vật lý đến từ Pháp Henri Becquerel. Ông là người khám phá ra hiện tượng phóng xạ và từng đạt được giải Nobel - một giải thưởng dành cho những nhà khoa học, hóa học, vật lý,... có những phát minh, cống hiến trong các lĩnh vực khoa học, y học,...
1 đơn vị Bq được tính bằng cường độ phóng xạ của một vật khi một vật phân rã một lần trong một giây.
Đơn vị đo độ phóng xạ
III. 1 Becquerel (Bq) bằng bao nhiêu?
- 1 Bq = 10-3 Kilobecquerel (kBq)
- 1 Bq = 10-6 Megabecquerel (MBq)
- 1 Bq = 10-9 Gigabecquerel (GBq)
- 1 Bq = 10×10-13 Terabecquerel (TBq)
- 1 Bq = 2,7×10-11 Curie (Ci)
- 1 Bq = 60 Phân rã trên phút (dpm)
- 1 Bq = 10-6 Rutherford (Rd)
1 Becquerel (Bq) bằng bao nhiêu?
IV. Cách tính đơn vị đo độ phóng xạ Becquerel bằng công cụ
1. Dùng google
Bạn có thể truy cập vào trang chủ Google và gõ vào ô tìm kiếm.
Ví dụ: muốn đổi 4 becquerel sang curie thì gõ "4 becquerel = curie" và nhấn Enter.
Cách tính đơn vị đo độ phóng xạ Becquerel bằng công cụ
2. Dùng công cụ Convert World
Bước 1: Truy cập vào trang Convert World để tiến hình đổi đơn vị.
Bước 2: Nhập số lượng đơn vị C muốn chuyển > Chọn đơn vị là C > Chọn đơn vị muốn chuyển đổi.
Cách tính đơn vị đo độ phóng xạ Becquerel bằng công cụ
Bước 3: Sau đó, nhấn Enter hoặc chọn dấu mũi tên màu cam để chuyển đổi.
Cách tính đơn vị đo độ phóng xạ Becquerel bằng công cụ
Bài viết trên đây đã cung cấp một số kiến thức về độ phóng xạ và cách đổi đơn vị Bq chính xác. Hi vọng các bạn có thể ứng dụng các kiến thức trên vào việc học tập và cuộc sống của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.