Trồng cây cảnh là một thú vui không có sự phân biệt về tuổi tác, thế hệ. Ngày nay, từ người trẻ đến người già đều sẽ trồng ít nhất một hoặc một vài cây cảnh hợp tuổi của mình. Nếu bạn thuộc hành Hỏa, hoặc đang muốn tặng cây cảnh cho người bạn mệnh Hỏa, hãy cùng Kobler tham khảo danh sách 11 cây phong thủy mệnh Hỏa mang lại phú quý và tài lộc dưới đây.
1.Tìm hiểu về mệnh Hoả
Năm sinh người mệnh Hỏa
- Sơn Đầu Hỏa: Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1995, 1935), Bính Thân (1956, 2016)
- Sơn Hạ Hỏa: Đinh Dậu (1957, 2017, 2077)
- Lư Trung Hỏa: Bính Dần (1986, 1926), Đinh Mão (1987, 1927)
- Phúc Đăng Hỏa: Giáp Thìn (1964, 2024), Ất Tỵ (1965, 2025)
- Tích Lịch Hỏa: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009)
- Thiên Thượng Hỏa: Mậu Ngọ (1978, 2038), Kỷ Mùi (1979, 2039)
Tính cách người mệnh hỏa
Người mệnh Hỏa thường tỏa ra một nguồn năng lượng mạnh mẽ. Họ phóng khoáng, bộc trực và cũng rất nóng nảy. Trong công việc và học tập, những người mệnh Hỏa thường rất nhiệt huyết, siêng năng và có thành tích cao. Tuy nhiên, họ có cái tôi rất lớn, thường sẽ rất cố chấp với nhận định của mình, ít khi chịu lắng nghe người khác.
Những người mệnh Hỏa khi trẻ tuổi thường không có nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Cũng một phần nguyên nhân đến từ tính cách bộc trực và thẳng thắn của họ, dễ gây hiểu lầm và mâu thuẫn với bạn bè. Khi trưởng thành hơn, nhiều người sẽ học được cách kiềm chế và tự kiểm điểm bản thân mình. Do đó, người mệnh Hỏa thường đặc biệt ưa thích trồng cây phong thủy, giúp họ dung hòa và cân bằng cuộc sống, tính cách và các mối quan hệ xung quanh.
Tương sinh tương khắc
Theo quan niệm trong phong thủy, người có mệnh Hỏa sẽ tương sinh với mệnh Mộc vì Mộc có khả năng sinh và nuôi dưỡng Hỏa. Điều này có nghĩa là người có mệnh Hỏa sẽ thịnh vượng và thành công khi gặp nhiều người có mệnh Mộc trong cuộc sống.
Tuy nhiên, người có mệnh Hỏa sẽ tương khắc với mệnh Thủy vì Thủy tắt lửa. Điều này có thể dẫn đến nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống của người có mệnh Hỏa nếu gặp nhiều người có mệnh Thủy. Do vậy mà người mệnh Hỏa nên tránh những cây phong thủy hợp mệnh thủy như cây Thường Xuân, cây Phát Tài, cây Ngọc Ngân…
2. 11 cây phong thủy mệnh Hỏa mang sự tài lộc và thịnh vượng
Càng vào độ tuổi trưởng thành, chững chạc, những người mệnh Hỏa càng yêu thích trồng cây phong thủy trong nhà. Không chỉ đơn thuần cầu mong tài lộc, việc trồng cây giúp họ điều dưỡng tâm tính, bớt nóng nảy hơn. Tuy nhiên, trong bản mệnh cũng có điều hợp, điều kỵ, vậy nên cần cân nhắc những loại cây hợp tuổi dưới đây:
2.1. Cây Hồng Môn
Mô tả chi tiết:
Trong danh sách cây phong thủy trong nhà cho người mệnh hỏa, xếp hạng đầu tiên đó là cây Hồng Môn. Đây là một loại cây có thân nhỏ, lá cây màu xanh đậm có hình trái tim, hoa có màu hồng đỏ nhụy vàng rất đẹp và bắt mắt.
Theo quan niệm phong thủy, cây hồng môn có khả năng điều hòa khí phong thủy trong không gian sống, giúp thu hút những dòng khí tích cực và điều hòa bớt những dòng khí tiêu cực, góp phần tạo nên một môi trường sống cân bằng và hài hòa. Đồng thời, chúng là loại cây phong thủy mệnh Hỏa, có tác dụng giúp điều hòa tâm tính cho chủ nhân nóng nảy của mình.
Cây hồng môn không chỉ có ý nghĩa về phong thuỷ mà còn là một loại cây cảnh rất hữu ích trong việc điều hoà không khí. Cụ thể, cây hồng môn có khả năng hấp thụ khí CO2 và cung cấp khí O2, giúp làm tăng lượng không khí trong lành. Ngoài ra, cây hồng môn còn có khả năng thanh lọc không khí bằng cách loại bỏ các chất độc hại như formaldehyde, xylene, toluene, và ammoniac, giúp cho không khí trong nhà trở nên sạch và trong lành hơn.
Lưu ý cách chăm sóc cây Hồng Môn:
- Cây Hồng Môn không cần tưới quá nhiều nước, chỉ cần tưới 2 - 3 lần/tuần. Vào thời tiết nắng nóng, nếu cây bị khô, có thể nước vào chậu trong vòng 1 giờ để rễ cây hấp thụ nước. Tránh trường hợp tưới quá nhiều, cây sẽ bị hư rễ và vàng lá.
- Cây Hồng Môn sẽ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 - 35 độ C.
- Cây Hồng Môn không cần bón phân quá nhiều, mỗi tháng chỉ cần bón phân NPK 1 lần.
- Hồng Môn là cây ưa sáng nhưng lại không chịu được ánh sáng mặt trời trực tiếp. Do đó nên trồng cây ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc bóng râm.
2.2. Cây Vạn Lộc
Mô tả chi tiết:
Lá của cây vạn lộc có sự pha trộn giữa ba màu rất đặc biệt: hồng, xanh đậm và xanh lá nhạt. Tán lá của cây khá hơn, mỏng và dẹt.
Tên gọi của cây vạn lộc có ý nghĩa là sự may mắn, phúc lộc đến vô vàn, trong đó từ “vạn” có ý nghĩa nhiều, còn từ “lộc” mang ý nghĩa phúc lộc, tiền bạc và sự may mắn. Đặc biệt, khi cây vạn lộc ra hoa, đó làm điềm báo tài lộc sắp đến với gia chủ mệnh Hỏa.
Cây có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại trong không khí, giúp cho môi trường sống trong lành hơn. Ngoài ra, cây còn có tác dụng giảm stress và trang trí không gian.
Lưu ý cách chăm sóc cây Vạn Lộc:
- Do đặc điểm cây nhiều lá và phiến lá, gia chủ nên lưu ý tưới nước cây Vạn Lộc thường xuyên dưới dạng phun sương. Lưu ý nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn mỗi ngày.
- Cây Vạn Lộc sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 - 35 độ C.
- Vạn Lộc là cây ưa bóng râm, vậy nên gia chủ nên hạn chế đặt cây Vạn Lộc ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tuy nhiên, gia chủ nên đem cây ra phơi nắng ít nhất 1 lần 1 tuần vào buổi sáng từ 8 - 10h để màu lá lên đẹp hơn và diệt vi khuẩn.
2.3. Cây Cẩm Nhung Đỏ
Mô tả chi tiết:
Cây cẩm nhung đỏ là một loại cây mọc thành từng bụi, có tán lá màu đỏ pha hồng, nổi bật nhưng không quá chói mắt. Loại cây này tượng trưng cho tình bạn gắn kết bền chặt.
Đồng thời, đây cũng là cây phong thủy mệnh Hỏa rất tốt, giúp cân bằng các mối quan hệ xung quanh, giữ gìn tình bạn tốt đẹp hơn. Đây cũng là một loại cây phù hợp làm quà tặng cho bạn bè trong những dịp đặc biệt.
Không chỉ vậy, cây cẩm nhung đỏ còn có khả năng hấp thụ các tia sáng từ thiết bị điện tử hiệu quả.
Lưu ý cách chăm sóc cây Cẩm Nhung Đỏ:
- Cây Cẩm Nhung Đỏ khá dễ chăm sóc. Vì đây là loại cây ưa sáng, nên bạn nên đặt cây ở cửa sổ hoặc nơi có bóng râm mát mẻ. Ngoài ra, để cây phát triển tốt, gia chủ có thể phơi cây 2 lần/tuần từ sáng sớm khoảng 7 - 10h.
- Cây Lá May Mắn là loại cây ưa ẩm, vậy nên gia chủ cần xịt nước mỗi ngày để giữ cho lá và đất đủ ẩm. Lưu ý không nên tưới quá nhiều nước sẽ làm rễ cây bị úng.
- Nhiệt độ tốt nhất để cây Cẩm Nhung Đỏ phát triển sẽ từ 18 - 25 độ C.
- Tốt nhất gia chủ nên bón phân khoảng 1 lần/tháng. Bạn có thể sử dụng phân bón NPK hoặc phân đạm có nồng độ thấp.
2.4. Cây Bạch Mã Hoàng Tử
Mô tả chi tiết:
Bạch mã hoàng tử là cây có tán lá khá lớn, viền lá bên ngoài có màu xanh đậm. Phần bên trong lá có màu nhạt hơn, đan xen giữa xanh và trắng. Thân cây nhỏ, có màu vàng rất nhạt, làm nổi bật lên sắc xanh của màu lá.
Người mệnh Hỏa trồng bạch mã hoàng tử phần nào giúp mang lại may mắn cho việc kinh doanh. Các mối quan hệ với đồng nghiệp và đối tác được hòa hợp, thúc đẩy sự nghiệp theo chiều hướng thuận lợi.
Bên cạnh đó, cây cẩm nhung đổ còn có công dụng hút bụi bẩn, giúp không gian sống của bạn luôn xanh sạch và đẹp. Đồng thời, cây Bạch Mã Hoàng Tử cũng có tác dụng hấp thụ khí CO2 và loại bỏ các độc tố khỏi không gian.
Lưu ý cách chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử:
- Là loại cây ưa bóng râm, cây Bạch Mã Hoàng Tử nên được đặt ở cửa sổ hoặc những nơi có ánh sáng gián tiếp.
- Không chỉ vậy, cây Bạch Mã còn là loại cây ưa nước. Do đó, gia chủ nên tưới nước 2 - 3 lần/tuần để cây phát triển. Tuy nhiên, gia chủ nên lưu ý không tưới trực tiếp lên lá để tránh bị úng lá.
- Nhiệt độ phù hợp để cây Bạch Mã Hoàng Tử phát triển sẽ từ 18 - 24 độ C.
- Đồng thời, cây chỉ cần bón phân 1 lần/tháng.
Xem thêm: Mệnh kim hợp cây gì? Top 13 loại cây phù hợp với mệnh Kim giúp thu hút tài lộc.
2.5. Cây Phú Quý
Mô tả chi tiết:
Điểm nổi bật của cây phú quý là có viền ngoài lá màu hồng, bên trong lá màu xanh. Đây cũng là loại cây mọc theo từng bụi và không tốn nhiều công chăm sóc. Cây nhỏ nhắn được trồng trong chậu sứ, thường được tận dụng trong những không gian hẹp.
Người xưa có câu “giàu sang phú quý” hay “phú quý cát tường”. Vậy nên theo quan niệm phong thủy, cây Phú Quý được xem là biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc và giàu sang. Vì vậy, cây thường được xem là một món quà ý nghĩa để tặng trong các dịp tân gia, khai trương, lễ tết, và các dịp đặc biệt khác. Đồng thời màu đỏ hồng thuộc hành Hỏa của cây cũng rất phù hợp cho gia chủ mệnh Hỏa. Ngoài ra, cây xanh thuộc hành Mộc, nên gia chủ mệnh Hỏa trưng cây Phú Quý trong nhà sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, kiềm chế tính khí nóng nảy, tăng cường vận may tốt, thu hút tài lộc và sự thành công trong công việc.
Cây phú quý được sử dụng để trang trí trong nhà hoặc văn phòng vì loại cây này còn có những công dụng khác rất hữu ích cho cuộc sống.
Cây phú quý có khả năng lọc không khí tốt, loại bỏ các chất độc hại như formaldehyde, benzen, giảm thiểu khói bụi, giúp cho môi trường sống trong lành mạnh hơn. Ngoài ra, cây còn có tác dụng giảm căng thẳng, tăng cường tinh thần minh mẫn và niềm vui.
Lưu ý cách chăm sóc cây Phú Quý:
- Là loại cây ưa nước, cây Phú Quý cần được tưới nước đều đặn, khoảng 2 - 3 lần/tuần để duy trì độ ẩm. Đặc biệt, vào những ngày thời tiết nóng, cần bổ sung nước cho cây.
- Cây Phú Quý thuộc nhóm cây ưa bóng, gia chủ nên đặt cây ở nơi ít ánh sáng. Tuy nhiên, mỗi tuần 1 lần, bạn nên phơi cây Phú Quý vào buổi sáng sớm từ khoảng 7 - 9h để lá cây lên màu đẹp hơn.
- Cây Phú Quý không cần bón phân quá nhiều, gia chủ chỉ cần bón thêm phân NPK mỗi 2 tháng/lần.
2.6. Cây Trạng Nguyên
Mô tả chi tiết:
Cây trạng nguyên có những tán lá màu đỏ đậm rực rỡ, rất bắt mắt và thu hút. Đây là gam màu nóng rất phù hợp với người mệnh Hỏa. Tặng cây trạng nguyên tương đương với lời chúc thành công với một mục tiêu nào đó trong học tập hay công việc. Người mệnh Hỏa trồng loại cây này cũng đem lại sự may mắn, công thành danh toại.
Ngoài làm vật trang trí cho ngôi nhà, cây trạng nguyên còn giúp loại bỏ khói bụi khỏi không khí. Không chỉ vậy, cây Trạng Nguyên còn là một vị thuốc trong Đông Y. Không những cây Trạng Nguyên có tác dụng điều chỉnh khí huyết mà còn có thể hỗ trợ trị các vết thương bị rắn rết cắn hoặc đau đường ruột.
Lưu ý cách chăm sóc cây Trạng Nguyên:
- Cây Trạng Nguyên không cần quá nhiều nước, gia chủ chỉ cần giữ ẩm phần đất trồng. Nếu đặt cây trong nhà, bạn chỉ cần tưới nước khoảng 2 lần/tuần, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng. Lưu ý bạn chỉ nên tưới từ từ ở phần gốc để rễ cây hút nước.
- Nhiệt độ phù hợp để cây Trạng Nguyên phát triển sẽ từ 16 - 22 độ C.
- Do đặc điểm tán lá dày, cây Trạng Nguyên cần rất nhiều ánh sáng. Do đó, gia chủ nên lưu ý phơi cây khoảng 2 - 3 lần/tuần vào sáng sớm.
- Đồng thời, cây Trạng Nguyên chỉ cần bón phân định kỳ 1 lần/tháng. Sau khi bón, cần tưới nước sạch để cây không bị tình trạng cháy lá.
Xem thêm: Mệnh thủy hợp cây gì? Top 12 loại cây phù hợp với mệnh Thủy giúp chiêu tài chiêu lộc.
2.7. Cây Kim Tiền
Mô tả chung:
- Tên thường gọi: Cây Kim Tiền Phát Tài, Cây Phát Tài, Cây Kim Phát Tài
- Tên khoa học: Zamioculas Zamiifolia
- Nhu cầu ánh sáng: Cần nhiều ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng gắt trực tiếp
- Lượng nước: 1 - 2 lần/tuần
- Loại đất: Có độ mùn xốp, thoát nước tốt
- Độ pH: 5.5 đến 6.5 pH
- Kích cỡ khi trưởng thành: Có thể cao tới 1m
- Giá tham khảo: 70.000 - 100.000 VNĐ
Mô tả chi tiết:
Cây kim tiền có lá luôn mọc theo từng cặp, đối xứng nhau và dọc theo thân cây. Cây kim tiền là loại cây vươn mình đón ánh nắng và mọc khá cao. Trong nhóm cây phong thủy mệnh Hỏa không thể thiếu cây kim tiền. Chúng tượng trưng cho tiền tài, may mắn sẽ mang lại cho chủ nhân.
Lưu ý cách chăm sóc cây Kim Tiền:
- Khả năng chịu hạn của cây Kim Tiền không tốt. Do đó, gia chủ nên tưới nước vừa phải, tránh tưới đẫm khiến cây bị úng rễ. Ngoài ra, gia chủ nên lưu ý không tưới trực tiếp xuống gốc mà nên dùng bình xịt để tưới trên lá từ 1 - 2 lần/tuần.
- Cây Kim Tiền khá nhạy cảm với đất nên cần bón phân thường xuyên khoản 3 lần/tuần.
- Kim Tiền thuộc nhóm cây ưa sáng nhưng lại không thể chịu ánh nắng trực tiếp. Do đó, gia chủ nên đặt cây Kim Tiền trong bóng râm.
- Nhiệt độ lý tưởng để Kim Tiền phát triển và ra hoa sẽ từ 25 - 27 độ C.
2.8. Cây Ngũ Gia Bì Xanh
Mô tả chi tiết:
Mỗi một thân cây ngũ gia bì sẽ có cụm 5 lá mọc xung quanh, xòe và hướng ra ngoài. Loài cây này tượng trưng cho sự sang trọng và cao quý. Người mệnh Hỏa trồng cây ngũ gia bì sẽ ngày càng phát đạt, vượng khí dồi dào, làm bất cứ việc gì cũng đều có quý nhân giúp đỡ.
Lưu ý cách chăm sóc cây Ngũ Gia Bì Xanh:
- Do cây Ngũ Gia Bì Xanh thuộc nhóm cây ưa bóng bán phần nên bạn chỉ cần cho cây phơi nắng từ 1 - 2 lần/tuần, một lần 1 - 2 tiếng.
- Tuy nhiên, cây Ngũ Gia Bì Xanh lại có yêu cầu khá cao về lượng nước. Do đó, gia chủ cần tưới 2 lần/tuần (nếu trồng trong nhà) hoặc 1 lần/ngày (nếu trồng ngoài trời).
- Nhiệt độ lý tưởng để cây Ngũ Gia Bì Xanh phát triển sẽ từ 20 - 30 độ C.
- Ngoài ra, cây Ngũ Gia Bì Xanh không cần bón phân quá nhiều. Gia chủ nên lưu ý trong giai đoạn cây sinh trưởng bón thêm phân hữu cơ hoặc phân NPK hòa tan với nước.
2.9. Cây Cau Tiểu Trâm
Mô tả chi tiết:
Loài cây này là nhánh nhỏ thuộc họ cau, thân cây nhỏ, có lá mịn, mọc thành từng bụi. Cũng bởi vì sự nhỏ nhắn này mà chúng thường được dùng làm tiểu cảnh trên bàn làm việc. Cây cau tiểu trâm mang ý nghĩa giữ gìn của cải, tiền tài cho người mệnh Hỏa. Ngoài ra, chúng còn giúp xua đuổi côn trùng và thanh lọc không khí hiệu quả.
Lưu ý cách chăm sóc cây Cau Tiểu Trâm:
- Cây Cau Tiểu Trâm chỉ cần tưới khoảng 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần tưới khoảng 300 - 800 ml.
- Cây Cọ Núi không cần quá nhiều ánh sáng, nên có thể sinh trưởng trong nhà, hoặc để trên bàn. Tuy nhiên, gia chủ nên lưu ý nên phơi cây khoảng 1,5 - 2h/tuần vào buổi sáng 7 - 10h nếu trồng cây trong phòng hạn chế ánh sáng.
- Nhiệt độ phù hợp nhất để cây sinh trưởng là 17 - 25 độ C.
- Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây Cọ Núi, gia chủ chỉ cần bón phân mỗi tháng bằng phân trùn quế, phân hữu cơ luân phiên.
Xem thêm: Mệnh thổ hợp cây gì? Top 13 loại cây phù hợp với mệnh Thổ thu hút tài lộc cho gia chủ.
2.10. Cây Kim Ngân
Mô tả chi tiết:
Cây kim ngân gần giống như cây ngũ gia bì, từng tán lá nhỏ mọc quanh cuốn lá. Điểm khác biệt là màu xanh của chúng là xanh lá nhạt, không đậm màu, thân cây cứng cáp đối lập với sự mỏng manh của lá. Người mệnh Hỏa trồng cây kim ngân giúp giữ gìn được của cải, tiền bạc, quản lý dòng tiền tốt hơn. Đồng thời, có thể giúp cho người chủ nhân suy nghĩ bình tĩnh, thấu đáo khi đối nhiều với nhiều tình huống oái oăm thường nhật.
Lưu ý cách chăm sóc cây Kim Ngân:
- Cây Kim Ngân thuộc nhóm cây ưa ẩm, nên gia chủ chỉ cần tưới nước bằng bình xịt phun sương 1 tuần/lần.
- Nhiệt độ lý tưởng để cây Kim Ngân sinh trưởng tốt nhất rơi vào khoảng 15 - 25 độ C.
- Mỗi lần bón phân cho cây Kim Ngân cần cách nhau từ 1 - 2 tháng. Gia chủ có thể hòa tan phân NPK để bón cho cây.
- Cây Kim Ngân không cần quá nhiều ánh sáng để phát triển, nên bạn có thể trưng cây ở nơi có lượng ánh sáng vừa phải.
2.11. Cây Đuôi Công Tím
Mô tả chi tiết:
Từ tên gọi đã thể hiện ra hình dáng của cây đuôi công tím. Phiến lá của chúng có màu tím thẫm rất đẹp, cong và tròn nhưng chiếc đuôi công. Dù đang làm công hay làm chủ, thì trồng loại cây này cũng giúp cho người mệnh Hỏa thu hút được may mắn, tiền bạc và tiến xa hơn với mục tiêu công việc.
Lưu ý cách chăm sóc cây Đuôi Công Tím:
- Là loại cây ưa bóng râm, nên bạn chỉ cần phơi cây vào buổi sáng, sau đó trưng cây ở những nơi có ánh sáng dịu nhẹ trong phòng.
- Cây Đuôi Công Tím sẽ sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ khoảng 20 - 28 độ C.
- Mặt khác, Cây Đuôi Công Tím lại có yêu cầu khắt khe về lượng nước tưới. Để rễ cây hút nước tốt nhất, bạn chỉ cần tưới nước 1 lần/ngày vào sáng sớm bằng bình xịt phun sương cho phần gốc và lá cây.
Xem thêm: Mệnh mộc hợp cây gì? Top 12 loại cây phù hợp với mệnh Mộc mang đến may mắn cho gia chủ.
3. Câu hỏi thường gặp khi chọn cây cho người mệnh Hỏa
3.1 Nữ mệnh Hỏa hợp cây gì?
Sau đây là danh sách 3 loại cây hợp mệnh hỏa dành cho nữ theo đánh giá của các chuyên gia phong thủy:
- Cây Lưỡi Hổ (Sansevieria trifasciata): Cây Lưỡi Hổ có mặt xanh mạnh mẽ, tượng trưng cho sự kiên nhẫn và sức mạnh. Theo quan niệm phong thủy, cây Lưỡi Hổ có khả năng hút đi năng lượng tiêu cực và mang lại sự cân bằng cho không gian.
- Cây Phát Tài (Pachira aquatica): Cây Phát Tài có thân cây to và lá xanh tươi, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Nó được cho là mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.
- Cây Cẩm Nhung Đỏ (Fittonia Argyroneura): Với sắc đỏ từ lá cây kết hợp với viền màu xanh lá, cây Cẩm Nhung Đỏ hay còn được gọi là Lá May Mắn được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để trồng trong nhà. Cây Cẩm Nhung Đỏ sẽ đem lại may mắn và gắn kết các mối quan hệ xung quanh cho nữ gia chủ mệnh Hỏa.
3.2 Nam mệnh Hỏa hợp cây gì?
Sau đây là danh sách 3 loại cây hợp mệnh hỏa dành cho nam theo đánh giá của các chuyên gia phong thủy:
- Cây Đuôi công (Calathea Medallion): Cây Đuôi công có hoa màu đỏ và được coi là biểu tượng của sự giàu có, may mắn và thành công.
- Cây Phú Quý (Aglaonema Hybrid): Cây Phú Quý có thân trụ và lá mảnh mai, thường được trồng trong nước. Nó mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, tài lộc và may mắn trong văn hóa phong thủy.
- Cây Hồng Môn (Anthurium Andraeanum): Cây Hồng Môn (Chinese Hibiscus) có hoa màu đỏ rực và là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và tình yêu trong phong thủy.
3.3 Mệnh Hỏa hợp cây gì để bàn làm việc?
Sau đây là danh sách 5 loại cây để bàn làm việc cho gia chủ mệnh Hỏa:
- Cây hồng môn
- Cây phú quý
- Cây vạn lộc
- Cây trạng nguyên
- Cây cẩm nhung đỏ
3.4 Người mệnh Hỏa nên trồng cây gì trước nhà?
Sau đây là danh sách 6 loại cây gia chủ mệnh Hỏa nên trồng trước nhà:
- Cây hồng môn
- Cây phú quý
- Cây vạn lộc
- Cây trạng nguyên
- Cây kim ngân
- Cây kim tiền
3.5 Mệnh Hỏa nên tránh các loại cây nào?
Theo vòng tròn ngũ hành, Hỏa sinh Thổ, nên người mệnh Thổ có thể trồng cây hợp với người mệnh Hỏa. Nhưng không có ngược lại, người mệnh Hỏa nếu trồng cây của mệnh Thổ sẽ không giữ được may mắn. Vì vậy, tốt nhất không nên trồng những loại cây như sen đá nâu hay lam quân tử.
Một điều không thể quên nữa, đó là Thủy khắc Hỏa. Nếu người mệnh Hỏa trồng các loại cây của người mệnh Thủy sẽ mang đến những điều xui rủi, không may. Một vài cây tuyệt đối nên tránh như: cây ngọc ngân, cây phát tài, nhất mạt hương,…
Người mệnh Hỏa với đặc trưng tính cách nóng nảy và bộc trực, rất cần trồng cây cảnh để giúp tâm tính bình hòa trở lại. Hi vọng với các loại cây phong thủy mệnh Hỏa dễ tìm được chia sẻ, bạn sẽ tìm được một loại cây phù hợp với mình.