Ảnh minh họa.
Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT quy định cụ thể tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
Quy tắc làm tròn bài thi tự luận
Theo Điều 27 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT:
Bài thi tốt nghiệp THPT tự luận được chấm theo thang điểm 10 (mười); điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 02 chữ số thập phân; mỗi bài thi được chấm hai vòng độc lập bởi hai cán bộ chấm thi của hai Tổ Chấm thi khác nhau.
Cán bộ chấm thi theo hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy tắc làm tròn bài thi trắc nghiệm
Điều 29 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định, tổ chấm trắc nghiệm làm tròn đến 02 chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp; thống nhất sử dụng mã bài thi, môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong quá trình xử lý, Hội đồng thi phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và báo cáo kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy tắc làm tròn kết quả phúc khảo
Với kết quả của bài thi phúc khảo, điểm c khoản 4 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định:
Nếu kết quả chấm của hai trong ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo.Nếu kết quả chấm của cả ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của 03 lần chấm làm tròn đến 02 chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận.
Về cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT thì theo Điều 41, Quy chế thi tốt nghiệp THPT, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ bao gồm điểm của các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Cụ thể:
Điểm xét tốt nghiệp THPT được tính theo công thức:
Điểm xét tốt nghiệp giáo dục thường xuyên được tính theo công thức:
Về cách tính điểm xét tuyển đại học thì:
Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số
Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó:
- Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
- Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc từng trường đại học sẽ có quy định riêng.
Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số
Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, cách tính điểm sẽ quy về như sau:
Điểm xét đại học = (Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2) x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có).
Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.
QUÝ MINH
Chính thức trình Quốc hội tăng lương từ 01/7