Bản vẽ xây dựng được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong bất kỳ một công trình xây dựng nào. Để xây dựng kiến tạo nên những công trình đẹp hoàn chỉnh luôn phải cần đến bản vẽ này. Sau đay, hãy cùng Nghĩa Hưng giải đápn những thác mắc liên quan đến bản vẽ xây dựng nhé!
Mục lục bài viết (Bấm để xem nhanh)
1. Bản vẽ xây dựng là gì?
Bản vẽ trong xây dựng hay còn gọi là bản vẽ thiết kế ( thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công) Là thuật ngữ cơ bản dùng để khắc họa những thông tin cơ bản cho bản vẽ. Những dữ liệu trên bản vẽ sẽ tạo ra một phần các thông tin sản xuất từ đó được đưa vào hợp đồng xây dựng chính thức. Nhờ có bản vẽ những tài liệu hợp đồng của các công trình mới được tạo ra.
Những thông tin bên trong hợp đồng cơ bản là một phần của thỏa hiệp giữa chủ lao động và nhà thầu xây dựng có sự ràng buộc về pháp lý. Bản vẽ trong xây dựng cần phải thể hiện được kỹ năng, kích thước, loại vật liệu, hình dáng .... của mỗi vật liệu công trình.
>> Xem thêm: Báo giá cải tạo nhà Đà Nẵng mới nhất 2023
Bản vẽ trong xây dựng
2. Phân biệt mỗi loại bản vẽ trong xây dựng
Bản vẽ trong xây dựng là một yếu tố cần thiết nhằm góp phần rất quan trọng, nắm giữ một vị trí không thể thiếu trong hầu hết các thiết kế xây dựng công xây dựng hiện nay. Thế nhưng ngày nay các công trình nhà ở ngày càng đa dạng nhiều mẫu mã khiến cho bản vẽ thiết kế xây dựng cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, việc này sẽ giúp nhu cầu của mọi khách hàng dễ dàng được đáp ứng. Sau đây Nghĩa Hưng Tapro sẽ chia sẻ đến bạn một số loại bản vẽ trong xây dựng bao gồm:
2.1. Bản vẽ xin phép xây dựng
Có thể khẳng định bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ cực kỳ quan trọng và cần thiết. Nhờ có bản vẽ các thợ xây dựng mới thể hiện được toàn bộ vị trí xây dựng công trình cũng như một số những thông tin cơ bản về diện tích, kết cấu, chiều cao, số tầng,... của các công trình xây dựng. Nhìn vào bản vẽ, ủy ban nhân dân xã phường mới có thể căn cứ để có thể cấp giấy phép xây dựng nhà ở.
2.2. Bản vẽ thiết kế xây dựng
Bản vẽ thiết kế xây dựng kế sẽ bao gồm các chi tiết như sau:
- Mặt bằng:
Mặt bằng tổng thể: Tổng diện tích xây dựng của tất cả khu vực trong các công trình nằm trên mặt đất nhà ở.
Mặt bằng sơ bộ: Thiết kế của tầng trệt, tầng áp mái, tầng lửng, mái nhà.
- Mặt cắt: Phần cắt của căn nhà hoặc công trình, phần móng và phần hầm tự hoại.
- Mặt đứng: Mặt tiền của căn nhà hoặc công trình về kích thước, hình dạng, mái nhà trên thực tế.
- Khung tên: Đây là phần khung chứa tên công ty, dùng để xin phép đóng dấu.
- Bản đồ họa vị trí: Bản đồ này thể hiện tọa độ, vị trí của khu đất xây dựng của những khu đất liền kề.
3. Cách đọc bản vẽ xây dựng
Đối với các công trình xây dựng đặc biệt là công trình nhà ở thì bản vẽ trong xây dựng đã không còn quá xa lạ mà ngày càng quen thuộc. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc bất kể ai cũng có khả năng đọc được bản vẽ xây dựng. Nắm bắt được điều này, Nghĩa Hưng Tapro đã khéo léo chắc lọc ra những phương pháp đọc bản vẽ trong xây dựng một cách chuẩn xác nhất giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình xem xét bản vẽ nhé!
3.1. Đọc bản vẽ phần kiến trúc
3.1.1. Đọc bản vẽ chính trước
- Đọc bản vẽ của bề mặt tổng thể và xác định vị trí cũng như bố cục của ngôi nhà
- Để hình dung được toàn bộ căn nhà dễ dàng bạn cần đọc bản vẽ phối cảnh bên ngoài
- Xem kỹ cách bố cục ngôi nhà, vị trí, kích thước, diện tích các không gian.
- Bước cuối cùng là đọc bản vẽ mặt đứng, mặt cắt xem chiều cao của ngôi nhà.
3.1.2. Đọc bản vẽ chi tiết phần kiến trúc
Bạn cần đọc bản vẽ chi tiết phần kiến trúc sau khi đã hình dung tổng quát về toàn bộ ngôi nhà, từ vị trí các không gian. Khi tìm hiểu chi tiết về kiến trúc, bạn cần đọc bản vẽ kết cấu công trình lần lượt theo thứ tự như sau:
- Bản vẽ chi tiết cửa
- Bản vẽ bậc tam cấp, cầu thang
- Bản vẽ chi tiết phòng vệ sinh
- Bản vẽ chi tiết các hạng mục kiến trúc
3.2. Đọc bản vẽ kết cấu kiến trúc
Sau khi đã khái quát bản kiến trúc bằng cách đọc kỹ thì bạn tiếp tục đọc cấu trúc vị trí và chi tiết sơ bộ của các phòng ban, cũng như các khu vực kèm theo công năng sử dụng của từng không gian. Sau đó tiếp tục đọc bản vẽ lần lượt theo thứ tự như sau:
- Bản vẽ thép móng.
- Bản vẽ cột, thép cột.
- Bản vẽ dầm sàn.
- Bản vẽ bố trí thép dầm, sàn.
- Bản vẽ chi tiết các kết cấu như: Dầm cầu thang, lanh tô, mái chéo, mi cửa,...
3.3. Đọc bản vẽ điện, nước
Bản vẽ cuối cùng tổng thể được đọc trong các bản xây dựng, đó chính là bản thiết kế hệ thống điện nước, điều hòa, thông gió.
Đây là một trong những bản vẽ tương đối khó đọc, do đó bạn cần lưu ý các bước thực hiện như sau:
3.3.1. Hệ thống điện từ internet, tivi
- Vị trí công tắc, chiều cao các ổ cắm điện.
- Loại dây cho từng thiết bị.
- Vị trí sử dụng aptomat thường, aptomat chống giật.
- Vị trí hạt mạng ( Internet), vị trí hạt tivi.
- Vị trí của tủ điện.
3.3.2. Hệ thống cấp thoát nước
- Vị trí thiết bị như chậu, vòi hoa sen.
- Hệ thống ống cấp, đường kính bao nhiêu.
- Chống thấm của ngôi nhà.
- Các bản vẽ khác.
4. Tại sao bản vẽ thiết kế trong xây dựng lại cần thiết
Được xem là một phần quan trọng cần thiết trong quá trình thi công xây dựng. Lý giải cho điều này có thể nói bản vẽ thiết kế xây dựng đóng một vai trò to lớn không thể thiếu sau đây.
4.1.1. Biểu diễn các thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu
Để biểu diễn phương án thiết kế kiến trúc một cách chính xác, hoàn mỹ cũng như mang đến cái nhìn tổng thể, sự hình dung rõ ràng, bao quát hơn thì bản vẽ thiết kế đã làm được điều đó thay vì lời nói. Không phải bất cứ chủ đầu tư hay chủ thầu nào cũng có thể dễ dàng tưởng tượng, hình dung ra thiết kế của mình, vậy thì một bản thiết kế bằng giấy trắng mực đen sẽ nói lên tất cả.
Chính vì vậy, bản thiết kế sẽ dễ dàng giúp cho các chủ đầu tư điều chỉnh chính xác kết cấu, cấu tạo,... sao cho phù hợp ý muốn.
4.1.2. Hạn chế được các sai lầm xảy ra trong quá trình xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng, việc phát sinh những vấn đề hay sai phạm đều rất phổ biến và đây cũng là một điều không ai muốn xảy ra. Tuy nhiên, trong thực tế luôn luôn có những phát sinh như vậy dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bởi thế bản vẻ xây dựng được sinh ra nhằm thể hiện rõ ràng các bước, trình tự cũng như giúp hạn chế tối đa nhất có thể đối với các sai lầm không đáng có. Từ đó, vừa giúp tiến độ thi công nhanh chóng, hoàn thiện cũng như tiết kiệm chi phí sửa chữa phát sinh.
4.1.3. Hỗ trợ lập kế hoạch dự trù tài chính
Nhờ việc đọc bản vẽ thiết kế xây dựng, chủ đầu tư cũng như nhà thầu dễ dàng dự đoán chính xác được những thứ cần thiết mua, nhằm phục vụ cho việc xây dựng một cách hoàn chỉnh, chỉn chu nhất.
Từ đó, giúp cho chủ xây dựng dễ dàng điều khiển nắm bắt trong việc lên kế hoạch xây dựng cũng như dự trù về kinh phí một cách cụ thể hóa nhất. Với quá trình xây dựng thông thường chủ đầu tư nên có kế hoạch tính toán kỹ lưỡng nhằm hạn chế bị vượt ngưỡng kiểm soát của mình
4.1.4. Giám sát thi công công trình thuận tiện
Sự cần thiết và quan trọng của bản vẽ thiết kế xây dựng là điều mà bất kỳ người làm nghề trong lĩnh vực xây dựng đều hiểu. Bởi vì chỉ có bản vẽ thi công mới có thể giúp cho chủ đầu tư cũng như chủ thầu đoán biết được thêm nhiều thông tin hơn về tiến độ thi công, chi phí và nhiều thứ khác của một công trình.
Ngoài ra, nhờ có bản vẽ xây dựng, chủ thầu và chủ đầu tư còn dễ dàng xem xét cũng như đánh giá được toàn bộ chất lượng của một công trình. Nhờ đó, có thể điều chỉnh công trình hoàn thiện hơn một cách cụ thể nhằm theo đúng tiến độ cũng như đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng hơn.
Bản vẽ trong xây dựng đóng vai trò vô cùng to lớn trong mọi công trình. Là công cụ kiến tạo nên những công trình hoàn mỹ. Qua bài viết trên Nghĩa Hưng Tapro đã chia sẻ đến bạn đọc những vấn đề thắc mắc về công dụng cũng như phương pháp đọc bản thiết kế xây dựng một cách chuẩn xác, nhanh chóng, tiện lợi nhất. Hy vọng bạn đọc có thể có thêm được những nguồn khảo sát uy tín, hỗ trợ trong công việc, lĩnh vực xây dựng nhé!